Test thử đường máu là một phần quan trọng trong kế hoạch kiểm soát tiểu đường của bạn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại, bạn có thể đến bác sĩ kiểm tra một vài lần trong năm để làm các xét nghiệm kiểm tra đường máu, cholesterol máu và khám mắt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cần sử dụng test đo đường máu tại nhà để có thể kiểm soát đường máu tốt hơn, có thể biết được chỉ số đường huyết của mình bất cứ khi nào và bất cứ đâu.
Những ai nên sử dụng test thử đường máu tại nhà?
Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn nếu bạn cần thử đường máu tại nhà như thời điểm nào trong ngày bạn cần làm và bao lâu cần kiểm tra một lần. Họ cũng sẽ hướng dẫn bạn đường huyết mục tiêu là gì. Bạn sẽ cần được cân nhắc thử đường máu tại nhà nếu bạn có các vấn đề như:
Để kiểm soát tốt đường huyết, bạn cần nắm được các vấn đề hiện tại của mình là gì. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, đường huyết bình thường nằm trong khoảng 70-140 mg/dl. Hạ đường huyết là khi đường máu của bạn dưới 70 mg/dl, còn tăng đường huyết nếu chỉ số này trên giới hạn bình thường. Khi đường huyết được duy trì ổn định trong giới hạn bình thường, bạn có thể tránh được các biến chứng như:
Cách tiến hành
Trước khi tiến hành, bạn cần rửa tay và gài kim vào thiết bị giữ kim và lấy một que thử mới gài vào máy đo. Trích máu ở đâu ngón tay của bạn và sau đó cẩn thận nhỏ giọt máu lên trên que thử và chờ máy hiển thịt kết quả sau vài giây.
Với một số loại máy đo, bạn cần đảm bảo mã trên que thử kết nối với mã trên máy đo. Mỗi lần sử dụng bạn đều phải kiểm tra lại hạn sử dụng của que thử để đảm bảo chúng còn hạn dùng. Hãy nói chuyện với bác sĩ để lựa chọn được thiết bị tốt nhất cho bạn.
Những mẹo để kiểm tra chính xác
Những máy đo truyền thống bằng cách chích máu ở ngón tay thường đem lại kết quả chính xác nhất. Một số test mà bạn có thể lấy máu ở đùi hoặc cánh tay nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng test thử đường máu 2-4 lần mỗi ngày nếu bạn tiêm insulin. Bạn cũng có thể kiểm tra đường máu trước và sau khi ăn để đánh giá ảnh hưởng của bữa ăn lên đường máu như thế nào. Đặc biệt quan trọng là đường máu sau ăn tinh bột hoặc đồ ngọt để đảm bảo đường máu của bạn không bị tăng quá cao. Bạn cũng nên kiểm tra bất cứ khi nào bạn thay đổi kế hoặc điều trị hoặc bạn cảm thấy không được khỏe.
Biểu đồ đường huyết rất cần thiết để theo dõi kết quả của bạn. Bạn có thể ghi nó trên giấy hoặc lưu lại trên máy tính vì những thông tin này sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định một số vấn đề của bệnh. Và đừng quên đưa nó cho bác sĩ của bạn trong lần tái khám tiếp theo. Khi ghi lại kết quả, bạn cần chú ý lưu lại các thông tin sau:
Test tại nhà và tại cơ sở y tế khác nhau như thế nào?
Tự kiểm tra đường huyết rất quan trọng để đánh giá chỉ số nền của bạn trong ngày. Những xét nghiệm đường máu trong những lần đi khám định kì ở bệnh viện của bạn không thể đưa ra một cái nhìn chính xác về tình trạng bệnh của bạn vì đường huyết dao động trong ngày. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những test kiểm tra tại nhà có thể thay thể cho những xét nghiệm định kì của bạn.
Bên cạnh việc tự kiểm tra tại nhà, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm xét nghiệm HbA1C để đánh giá đường máu trung bình trong 2-3 tháng trước. Theo Hiệp hội Hóa học lâm sàng Mỹ, test HbA1C cần được chỉ định 4 lần mỗi năm. Kiểm tra HbA1C định kì có thể đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Xét nghiệm này cũng sẽ giúp bạn và bác sĩ của bạn quyết định tần suất làm test thử đường máu tại nhà cũng như xác định mục tiêu mà bạn cần phải đạt được.
Hiểu được về các chỉ số
Tự kiểm tra đường máu là rất cần thiết để duy trì sức khỏe. Nếu bạn đọc được chỉ số đường máu quá cao hoặc quá thấp, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Theo CDC khuyến cáo, bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu bạn đọc được chỉ số dưới 60 mg/dl hoặc trên 300 mg/dl.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 điều diễn ra hàng ngày làm tăng đường huyết của bạn
Thủy đậu hay còn gọi là phỏng dạ, trái dạ là bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Biểu hiện của bệnh thủy đậu là xuất hiện ban đỏ mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều mức độ khác nhau từ nốt sẩn, bọng nước trong, bọng nước đục hoặc đóng vẩy.
Chúng ta đều biết rằng canxi tốt cho xương cũng như sức khỏe tổng thể nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung quá nhiều canxi có thể không tốt cho tim mạch.
Suy tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục — tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone. Mặc dù suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng khi nói về suy tuyến sinh dục, đặc biệt đề cập đến suy tuyến sinh dục nam.
Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..
Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.
Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:
Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?