Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao phụ nữ có thể cần ngủ nhiều hơn nam giới?

Sự khác biệt về hormone, gánh nặng công việc và cấu trúc não bộ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu giấc ngủ của mỗi cá nhân. Vậy, những yếu tố này có dẫn đến sự khác biệt đáng kể về giấc ngủ giữa nam giới và nữ giới hay không?

Giấc ngủ cần thiết với mọi người để củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần.

Sự khác biệt về giấc ngủ giữa nam và nữ

Hiện nay, các nghiên cứu về sự khác biệt thời lượng giấc ngủ giữa nam và nữ còn hạn chế. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ năm 2013 dựa trên dữ liệu khảo sát từ hơn 56.000 người trưởng thành ở Mỹ, đã chỉ ra rằng phụ nữ dành trung bình nhiều hơn 11 phút để ngủ so với nam giới, khi những người tham gia được hỏi họ sử dụng thời gian như thế nào trong khoảng thời gian 24 giờ gần đây.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phụ nữ thực sự ngủ nhiều hơn nam giới 11 phút. Như nghiên cứu đã giải thích, thời gian những người tham gia báo cáo cũng bao gồm số phút họ cố gắng ngủ - và phụ nữ có nhiều khả năng bị mất ngủ hơn nam giới. Nghiên cứu năm 2013 cũng cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị gián đoạn giấc ngủ do phải chăm sóc con cái cao gần gấp 5 lần so với nam giới.

Tiến sĩ Rebecca Robbins, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về giấc ngủ tại trường Y thuộc Harvard (Mỹ), cho biết phụ nữ có xu hướng bị mất ngủ cao hơn nam giới. Nghiên cứu năm 2013 cũng chỉ ra rằng phụ nữ có khả năng bị gián đoạn giấc ngủ do chăm sóc người khác, đặc biệt là trẻ em, cao gần gấp 5 lần so với nam giới.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy chất lượng giấc ngủ trung bình của phụ nữ thấp hơn nam giới, bất kể họ có phải là người chăm sóc hay không. Ví dụ, trong một cuộc khảo sát trực tuyến năm 2023 của Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ dành cho hơn 2.000 người trưởng thành, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, số phụ nữ nói rằng họ hiếm khi hoặc không bao giờ thức dậy với cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ cao gần gấp đôi so với nam giới.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ?

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm câu trả lời chính xác, nhưng đã có một số giả thuyết được đưa ra.

Một trong những yếu tố quan trọng là sự thay đổi nội tiết tố. Theo ông Shelby Harris, nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về rối loạn giấc ngủ ở thành phố New York, hormone progesterone có vai trò thúc đẩy giấc ngủ. Khi nồng độ progesterone giảm xuống trước kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường gặp khó khăn trong việc ngủ. Tương tự, những thay đổi hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

Bên cạnh đó, gánh nặng công việc gia đình và chăm sóc người thân cũng là một nguyên nhân đáng kể. Phụ nữ thường phải đảm nhận nhiều việc nhà hơn nam giới, từ việc vặt vãnh như lấy đồ giặt khô đến những trách nhiệm lớn hơn như chăm sóc con cái và người già. "Những lo toan này tạo ra căng thẳng và lo lắng, hai yếu tố chính gây rối loạn giấc ngủ," Tiến sĩ Robbins nhấn mạnh.

Ngoài ra, các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên cũng phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là khi họ lớn tuổi. Đáng chú ý, phụ nữ mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường không được chẩn đoán kịp thời vì các triệu chứng của họ không điển hình như ở nam giới, theo Tiến sĩ Rachel Salas, nhà thần kinh học và chuyên gia về thuốc ngủ tại Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Mỹ).

Làm thế nào để biết bạn có ngủ đủ giấc hay không?

Nhiều người lầm tưởng rằng thời lượng giấc ngủ tỷ lệ thuận với chất lượng giấc ngủ, nhưng thực tế không phải vậy. Tiến sĩ Robbins khẳng định: "Thời lượng và chất lượng giấc ngủ không nhất thiết là một."

Vậy, làm thế nào để biết chúng ta ngủ đủ giấc? Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ) khuyến nghị người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, Tiến sĩ Harris nhấn mạnh: "Không có một con số chính xác nào phù hợp cho tất cả mọi người, bởi nhu cầu giấc ngủ của mỗi cá nhân là khác nhau.

Để đảm bảo ngủ đủ giấc, Tiến sĩ Robbins gợi ý sử dụng đồng hồ thông minh hoặc các thiết bị theo dõi giấc ngủ. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất để đánh giá là lắng nghe cơ thể. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không ngủ đủ giấc và thậm chí có thể bị rối loạn giấc ngủ. Còn khi bạn đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy mệt mỏi hoặc không tỉnh táo, bạn nhất thiết nên đi gặp bác sĩ.

Đọc thêm tại bài viết sau: Sức mạnh tiềm ẩn của giấc ngủ và tập luyện

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,… Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

Việt An (Theo nytimes.com) - Theo Sức khỏe cộng
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm