Đối với nhiều phụ nữ, thai kỳ có thể mang lại làn da rạng rỡ, má hồng hào và mái tóc bóng mượt. Tuy nhiên, những người khác có thể gặp phải những thay đổi về da không mấy hấp dẫn, bao gồm mụn trứng cá, đốm đen và vết rạn da.
Sau đây là một số tình trạng da phổ biến bạn có thể gặp khi mang thai, cùng với một số mẹo để kiểm soát những tình trạng da có thể khiến bạn khó chịu.
Mụn trứng cá
Lưu lượng máu tăng lên và da tăng sản xuất dầu là những yếu tố đằng sau làn da rạng rỡ khi mang thai. Sự rạng rỡ đó đôi khi phải trả giá, vì sản xuất dầu tăng lên có thể dẫn đến mụn trứng cá.
Đọc thêm tại bài viết: Vị trí mọc mụn trứng cá nói lên điều gì về sức khỏe của bạn
Giống như khi bạn còn là một thiếu niên bị nổi mụn, việc giữ cho làn da sạch sẽ và không có dầu có thể giúp ích. Nhưng khi bạn mang thai, có một số sản phẩm chăm sóc da và mụn trứng cá bạn nên tránh, bao gồm:
Nhìn chung, hầu hết các loại sữa rửa mặt và phương pháp điều trị mụn không kê đơn đều an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Tin tốt là mụn trứng cá thường biến mất ngay sau khi sinh.
Nám sạm da
Sự gia tăng tự nhiên của melanin trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân gây ra các vùng da sẫm màu, đặc biệt là trên mặt. Để giảm thiểu tình trạng được gọi là nám da này:
Hầu hết các vùng da bị sạm màu này sẽ mờ dần theo thời gian, thường là trong vòng vài tháng sau khi sinh.
Vết rạn da
Mặc dù hầu hết phụ nữ đều biết rằng có thể sẽ có một số vết rạn da trên bụng khi mang thai, nhưng nhiều người có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy những vết rạn màu hồng hoặc đỏ này cũng xuất hiện trên cả ngực, mông và đùi.
Trên thực tế, vết rạn da có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có sự phát triển và kéo căng nhanh chóng của da. Thật không may, không có phương pháp nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoặc xóa vết rạn da. Và những vết rạn này vẫn tiếp tục xuất hiện mặc dù có rất nhiều loại kem dưỡng da và kem bôi được quảng cáo là giúp ngăn ngừa và làm giảm rạn da.
Đọc thêm tại bài viết: 6 loại thực phẩm giúp xóa mờ vết rạn da hiệu quả
Các vết rạn sẽ mờ dần theo thời gian và chúng cũng có thể giảm bớt chỉ bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm.
Tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch mạng nhện xuất phát từ những thay đổi về hormone và tăng thể tích máu trong thời kỳ mang thai. Chúng xuất hiện dưới dạng các tĩnh mạch nhỏ màu đỏ trên mặt, cổ và cánh tay. Màu đỏ sẽ mờ dần sau khi em bé chào đời.
Giãn tĩnh mạch xảy ra do trọng lượng và áp lực của tử cung chèn ép các tĩnh mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu từ phần thân dưới. Các tĩnh mạch ở chân bị sưng, đau và chuyển sang màu xanh. Giãn ĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo và trực tràng (trĩ). Thông thường,giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ và sẽ hết sau khi sinh.
Các tình trạng khác
Ngứa
Ngứa là tình trạng phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông, khi da khô và dễ bị kích ứng. Một số phụ nữ bị phát ban hoặc nổi mụn ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù hầu hết các tình trạng ngứa da đều chỉ gây kích ứng chứ không gây nguy hiểm, nhưng bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về bất kỳ vấn đề ngứa nào mà bạn gặp phải.
Mọc lông
Hormone thai kỳ có thể làm tăng trưởng tóc hoặc lông. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng tóc của họ dày hơn và trông khỏe mạnh hơn. Đôi khi những hormone đó cũng khiến lông mọc ở những nơi khác, như trên mặt hoặc cổ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhận thấy lông mọc quá nhiều ở những nơi mới. Hầu hết các phương pháp tẩy lông đều an toàn trong thai kỳ. Các phương pháp này bao gồm tẩy lông bằng sáp, nhổ bằng nhíp và cạo. Tóc và lông của bạn sẽ mọc trở lại bình thường sau khoảng 6 tháng sau khi sinh.
Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.