Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vị trí mọc mụn trứng cá nói lên điều gì về sức khỏe của bạn

Nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết, do môi trường ô nhiễm. Nhưng thực tế vị trí mụn xuất hiện có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tật.

Vị trí mọc mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn

Hầu hết chúng ta chỉ đơn giản hiểu rằng mụn trứng cá là do lỗ chân lông bí tắc hoặc mất cân bằng nội tiết trong cơ thể gây nên, mà không biết rằng vị trí mọc mụn trứng cá đang phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta đó. Các chuyên gia da liễu cho biết vị trí mụn trứng cá trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh tật, có khi là những bệnh nguy hiểm mà bạn không ngờ đến.

Nguyên nhân gây mọc mụn

Sơ đồ gương mặt dựa trên Y học cổ truyền Trung Quốc có niên đại từ hàng ngàn năm cho biết vị trí mọc mụn có thể là dấu hiện tiềm ẩn của vấn đề sức khỏe. Mặc dù các quan điểm này đã được phát triển rất nhiều nhưng nền tảng cốt lõi vẫn giữ nguyên: vị trí mọc mụn có thể giúp bạn nhận biết vấn đề sức khỏe trong cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra những vùng mụn nào có thể có giá trị trong việc nhận biết vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên hãy nhớ rằng việc lập bản đồ mụn trứng cá không phải là một khoa học chính xác, do đó đừng quá lo lắng về những cái mụn trứng cá xuất hiện đâu đó trên cơ thể.

Dưới đây là những vị trí mụn trứng cá và dấu hiệu bệnh tật cho từng vị trí cụ thể mà không phải ai cũng biết:

Mụn trứng cá trên trán

Mụn trứng cá tại khu vực này thường do tiêu hóa kém hoặc stress thường xuyên. Việc hạn chế các đồ uống có cafein, uống nhiều nước, ngủ ít nhất bảy tiếng một đêm và ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giảm mụn trên trán của bạn.

Ngoài ra một số yếu tố tác động khác như để tóc và mũ ma sát vào da đầu cũng sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông do bí tắc, gây nên mụn trứng cá.  

Mụn trứng cá mọc ở má

Mụn trứng cá trên gò má có liên quan đến hệ hô hấp. Vì vậy nếu bạn thường xuyên đi bộ, đi xe máy trong thành phố hoặc mở cửa trong khi lái xe thì bạn chắc chắn cần bảo vệ và chăm sóc thêm cho khuôn mặt của mình. Bạn có thể không nhận ra nhưng thực sự có rất nhiều thứ tiếp xúc với má bạn mỗi ngày. Do đó việc làm sạch môi trường xung quanh bạn như sử dụng máy lọc không khí tại nhà là một cách vô cùng hiệu quả nhằm giảm mụn ở má.

Mụn trứng cá ở phía dưới của má dưới thường liên quan nhiều đến việc vệ sinh răng miệng, một phần rất lớn đến vi khuẩn bề mặt. Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày với khuôn mặt như điện thoại, cọ trang điểm, chăn gối…của mình.

Khu vực chữ T

Khu vực này bao gồm từ đoạn giữa hai chân mày đi xuống mũi và cằm của bạn. Mụn mọc ở phần này thường do sự mất cân bằng đường tiêu hóa tác động bởi các thực phẩm gây dị ứng. Một số chuyên gia khuyên bạn nên giảm sữa, thịt đỏ, thức ăn nhanh và ăn nhiều rau xanh để cải thiện làn da vùng chữ T.

Bên cạnh đó, da vùng chữ T có nhiều tuyến dầu hơn các phần còn lại của mặt nên mụn ở khu vực này dễ vỡ hơn bình thường. Hãy thử cắt giảm những giờ làm việc quá muộn và hạn chế ăn đồ quá cay để chăm sóc cho sức khỏe cũng như nhan sắc của bản thân mình.

Mụn ở cằm

Nguyên nhân mà tất cả chúng ta đều biết là việc mọc mụn trứng cá ở cằm do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra. Hãy thử một chế độ ăn uống lành mạnh hơn để cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên nếu bạn tiếp tục có mụn hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ da liễu và bác sĩ phụ khoa vì rất có thể nguyên nhân ở đây là do hóc môn gây ra. Uống trà bạc hà và bổ sung Omega-3 là lựa chọn tốt nhất để hỗ trợ kích thích hóc môn. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn không đặt cằm hoặc tay mình chạm vào da quá nhiều.

Mụn ở lưng, tay và đùi

Di truyền và thay đổi nội tiết là hai nguyên nhân gốc rễ gây mụn trứng cá ở lưng, cánh tay và đùi. Vì vậy việc kiểm soát mụn ở đây có thể đặc biệt phức tạp. Ngoài ra, mồ hôi trên vải áo cọ sát vào da gây kích thích và tạo mụn.

Giảm áp lực khi mang ba lô để tránh quần áo cọ sát vào da gây mụn, mặc quần áo sạch, thoáng mồ hôi và không quá chật, dùng sữa tắm, xà phòng và các chất như kem chống nắng, chất tẩy rửa phù hợp để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.  Đối với những người dự ứng các kích thích từ quần áo cần phải kiểm tra loại vải, nhãn hoặc các dấu thêu thùa trên quần áo.

Mụn ở chân và cánh tay thường hay bị nhầm lẫn với phát ban, hội chứng đỏ mặt hoặc viêm nang lông, vì vậy hãy đi khám bác sĩ nếu mụn vẫn tồn tại lâu dài.

Lưu ý thêm với bạn rằng, đừng tạo nên thói quen nặn mụn trứng cá cũng như nghe theo kinh nghiệm của mọi người hoặc tự ý dùng các loại kem "đặc chế" không rõ ràng để điều trị những cái mụn xấu xí kia. Tất cả những điều đó chỉ làm cho mụn trứng cá của bạn ngày càng tệ hại hơn mà thôi. Hãy đi khám bác sỹ da liễu để được điều trị mụn chính xác và hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại: 8 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá
Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm