Khi đối diện với các vấn đề trở ngại, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ luôn nhìn thấy những khía cạnh tích cực và tìm ra giải pháp giải quyết nhanh chóng. Họ cũng biết cách tĩnh tâm như một cái cây sống bình lặng dù cuộc đời có xô bồ đến thế nào.
Bạn hãy xem mình có các dấu hiệu sau đây của người có sức khỏe tinh thần tốt không nhé:
- Bạn cảm thấy hào hứng khi bắt đầu một ngày mới.
- Bạn luôn tự tin khi ngắm bản thân mình trong gương.
- Bạn thường xuyên mỉm cười với mọi người xung quanh.
- Bạn có thể suy nghĩ tích cực ngay cả trong tình huống tiêu cực.
- Bạn ăn ngon miệng, ngủ yên giấc và hiếm khi phiền muộn quá 1 ngày.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì gồm 3 thành phần: sức khỏe thể chất, tâm thần, xã hội. Sức khỏe tâm thần là tình trạng tinh thần thoải mái, cuộc sống tốt, thích ứng mọi hoàn cảnh cuộc sống đó là sức khỏe tâm thần tốt. Từ xưa đến nay, mọi chính sách cuộc sống, đi song hành vật chất và tinh thần, mọi người dân đều quan tâm đến sức khỏe tâm thần nhưng quan tâm ra sao.
Khi sức khỏe tinh thần bất ổn, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại với tâm lý tiêu cực. Thậm chí, tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, khả năng xử lý công việc và các mối quan hệ.
Sau đây là một số dấu hiệu của người có sức khỏe tinh thần bất ổn:
- Bạn không muốn bước xuống giường vào mỗi buổi sáng.
- Bạn thường xuyên bị stress do áp lực công việc hàng ngày.
- Bạn dễ dàng cảm thấy buồn chán, bị tổn thương và tức giận.
- Bạn thường muốn được ở một mình hoặc làm việc đơn độc.
- Bạn cảm thấy mệt mỏi về thể chất dù không có vấn đề bệnh lý.
Nếu tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tin thần hay thường gọi là bệnh tâm lý.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Trạng thái sức khỏe tâm thần chia ra: bình thường, ranh giới, có rối loạn.
- Bình thường khi gặp vấn đề chúng ta thích ứng và trở lại bình thường.
- Ranh giới là khi gặp vấn đề chúng ta căng thẳng, khó chịu và có thể phản ứng cơ thể gây ra rối loạn nhưng rối loạn có thể tự điều chỉnh hoặc chuyển sang bệnh lý và mức độ thứ 3 là chuyển sang bệnh lý rối loạn tâm thần.
- Biểu hiện của rối loạn tâm thần (căng thẳng không) mà nhiều khi biểu hiện bằng đau đầu, mất ngủ, hồi hộp trống ngực, hụt hơi, tăng huyết áp, mệt mỏi, dạ dày ruột dễ kích thích dễ mót đi tiểu, vã mồ hôi…
Tại nước ta, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân. Nếu tinh thần của bạn bất ổn thì dù thể chất của bạn vạm vỡ đến đâu hay tính cách mạnh mẽ ra sao vẫn sẽ có nguy cơ “bại trận” khi đối mặt với khó khăn. Đối với người sống tình cảm hoặc dễ bị stress, sức khỏe tinh thần lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Nếu tình trạng bệnh tinh thần ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng thói quen sống lành mạnh. Khi tình trạng trở nặng hơn với các triệu chứng nghiêm trọng, bạn mới phải tìm đến các liệu pháp tâm lý kết hợp dùng thuốc điều trị. Các thuốc thường dùng trong điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần theo chỉ dẫn của bác sĩ gồm:
- Thuốc bình thần, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật như tofisopam (Grandaxin) có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý (lo âu, căng thẳng, cáu gắt, khó ngủ,…) và triệu chứng vận mạch (cơn bừng bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực,…).
- Thuốc chống trầm cảm, giải lo âu: nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) gồm fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft),…
Loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh và những vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể gặp phải. Bác sĩ có thể cho bạn thử một vài loại thuốc ở các liều khác nhau trước khi tìm ra loại phù hợp giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc điều trị bệnh tinh thần có thể mang đến một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, vì thế bạn không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Lý do thật bất ngờ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?
Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.
Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.