Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người cao tuổi bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng ho và sốt

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 cao và thậm chí dễ tử vong khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điều khó là dấu hiệu nhận biết của việc nhiễm virus này ở người cao tuổi lại không rõ ràng.

Người cao tuổi bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng ho và sốt

Dấu hiệu nhận biết Covid-19 ở người cao tuổi không rõ ràng (ảnh minh họa)

Các triệu chứng đó bao gồm ho kéo dài, sốt và khó thở; và những người không có các triệu chứng này đều bị từ chối test virus.
Những thay đổi của cơ thể theo năm tháng có thể dẫn đến cả thay đổi hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân cao tuổi, khiến họ ít có các triệu chứng nhiễm Covid-19 như thông thường. Thay vào đó, người cao tuổi khi nhiễm virus có thể chỉ có biểu hiện đơn giản như mệt mỏi hơn, ít đói hơn, lẫn hơn và bị mất phương hướng kèm mất thăng bằng.
Theo Dailymail, các bác sỹ cảnh báo rằng các gia đình và người chăm sóc người cao tuổi không bỏ qua các triệu chứng kể trên mà thay vào đó, cần ngay lập tức yêu cầu được trợ giúp y tế trước khi những người cao tuổi đó bước tình trạng xấu đi nhanh chóng – nguyên nhân từng dẫn đến cái chết của rất nhiều người cao tuổi trước đó.
Ban đầu, Covid-19 tác động tương tự như các virus bệnh về đường hô hấp khác. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua mặt, mũi và miệng. Ở người trưởng thành, sự xâm nhập này sẽ kích hoạt tình trạng viêm, ho và sốt. Khi sự viêm nhiễm đi sâu hơn vào cơ thể, chúng sẽ tác động vào phổi và dẫn đến viêm phổi, gây khó thở.
Tuy nhiên đến nay khoa học vẫn chưa thể lý giải việc một số người không gặp tình trạng khó thở, ngay cả khi nồng độ oxy trong máu xuống thấp đến mức nguy hiểm. Cơ thể con người có cơ chế vận hành rất khác nhau ở từng độ tuổi và điều này có thể dẫn đến các phản ứng cơ thể khác nhau ở từng độ tuổi.
Hiện chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị Covid-19
 
Phản ứng suy giảm miễn dịch tùy theo độ tuổi
 
Nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể bị chậm lại và thay đổi theo tuổi tác. Tủy xương tạo ra ít tế bào miễn dịch là tế bào lympho B và T khi chúng ta già đi.
 
Mặc dù người cao tuổi có nhiều tế bào miễn dịch khác, chẳng hạn như các tế bào lympho nhưng chúng trở nên chậm chạp hơn. Do đó, hệ thống miễn dịch của người cao tuổi phản ứng chậm và yếu hơn khi bị các virus hay vi khuẩn tấn công. Điều này lý giải cho việc không xuất hiện các triệu chứng bệnh Covid-19 như ho và sốt ở người cao tuổi do hệ thống miễn dịch của họ chậm phản ứng lại với các tác nhân gây viêm nhiễm. Đồng thời, cơ thể người cao tuổi cũng không điều tiết thân nhiệt hiệu quả như người trẻ tuổi, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt trong cách thức biểu hiện sốt.
 
Lẫn và rối loại tâm thần có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh
 
Chứng mất trí và suy giảm trí tuệ nói chung là bệnh phổ biến và tác động lớn đến nhóm dân số lớn tuổi.
 
Tuy nhiên, không phải tất cả các thay đổi về nhận thức đều đơn thuần là do tuổi tác hoặc thảm khốc như bệnh Alzheimer hay đột quỵ. Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác nguyên nhân, nhưng có nhiều ca bệnh về nhiễm trùng - bao gồm cúm, và phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu - gây ra hiện tượng lẫn và mê sảng ở bệnh nhân cao tuổi. Một số nhà khoa học cho rằng điều này có liên quan đến các tế bào miễn dịch cytokine được giải phóng quá mức trong cơ thể nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 - hay còn gọi là 'cơn bão cytokine'.
 
Những tế bào này có tác dụng đáng kể đến hệ thống miễn dịch trung tâm, đó có thể là lý do tại sao người cao tuổi khi nhiễm Covid-19 sẽ gây râ các vấn đề về nhận thức. Bác sĩ Laura Perry đã điều trị cho một nữ bệnh nhân ở độ tuổi 80 tại Đại học California - San Francisco và người này có các triệu chứng cảm lạnh cùng với biểu hiện bị lẫn. Bệnh nhân đó hầu như không tỉnh táo trong suốt thời gian được theo dõi và không biết mình đang ở đâu. Sau khi được chẩn đoán mắc chứng mê sảng, nữ bệnh nhân cao tuổi này cũng đã có kết quả dương tính với virus corona.
 
Người cao tuổi có thể bị kiệt sức đến mức không thể ho
 
Biểu hiện suy giảm tinh thần và các bệnh phổ biến ở người cao tuổi, như đột quỵ, cũng có thể làm giảm các phản ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến người cao tuổi có thể không có các triệu chứng bệnh Covid-19 theo cách thông thường mà mọi người vẫn nói đến. 
 
Thông thường, các cuộc tấn công của coronavirus ở đường thở có thể khiến chúng ta ho, nhưng người cao tuổi có phản xạ yếu hơn dẫn đến không xuất hiện triệu chứng ho. Điều này có nghĩa là các triệu chứng khác ở nhóm người cao tuổi đã không được xem xét đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng với các triệu chứng bệnh phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi và triệu chứng có thể còn rõ rệt hơn ở người lớn tuổi.
 
Tham khảo thông tin tại bài viết:  Những thay đổi về tâm sinh lý ở Người cao tuổi
 
Linh Nguyễn H+ - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm