Những người khỏi bệnh liệu có miễn dịch bền vững?
Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), phần lớn các trường hợp khỏi bệnh đều là những ca bệnh ở mức trung bình và nhẹ. Những người đã được xác định nhiễm COVID-19, sau khi được điều trị và hồi phục hoàn toàn, sẽ có thể tự phát triển một loại kháng thể bảo vệ chính cơ thể mình. Điều này giúp cơ thể đó tự kháng lại virus nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm tiếp theo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa hiểu rõ được loại kháng thể này có thể tồn tại trong bao lâu.
“Không có điều gì là chắc chắn, tuy nhiên hầu hết trẻ em cho thấy khả năng tự phát triển cơ chế miễn dịch ngắn hạn với virus corona, cụ thể là virus SARS-CoV-2.” – trích lời Tiến sĩ Peter Jung, tiến sĩ nhi khoa trường Đại học Y Texas, Hoa Kỳ. Ông cũng cho rằng, virus SARS-CoV-2 cũng tương tự như virus cúm, có nghĩa là chúng có khả năng biến đổi. Do đó, những người từng mắc bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm trở lại.
Tuy nhiên, virus corona không phải là một loại virus mới, và nó tồn tại trong một thời gian dài, nhiều môi trường khác nhau không chỉ ở con người. Những gì các nhà khoa học tìm thấy ở thời điểm hiện tại trên phần lớn các chủng loại của virus này cho thấy khả năng tạo miễn dịch bền vững khi bạn nhiễm bất kỳ một chủng virus corona nào. Song vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu hơn nữa, vì COVID-19 được gây ra bởi một chủng mới hoàn toàn so với những chủng đã biết.
Tái nhiễm hay tái phát?
Các chuyên gia cho rằng, những người tái mắc COVID-19 không phải là tái nhiễm, mà là tái phát. Theo một nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh ở mức nhẹ vẫn có thể phát hiện thấy virus trong dịch quét họng sau nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần dù đã hồi phục hoàn toàn. WHO lý giải điều này rằng khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch với COVID-19 vẫn còn là một điều bí ẩn. Với những bệnh nhân mắc MERS-CoV, họ dường như có thể tạo ra khả năng miễn dịch với bệnh trong một thời gian ngắn sau khi khỏi bệnh, những điều này chưa chắc chắn với COVID-19 dù chúng có khá nhiều mối tương đồng.
Còn quá sớm để khẳng định
Hiện tại vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng những người đã từng mắc COVID-19 sẽ có miễn dịch bền vững hay không. Các chuyên gia cho rằng, cần thêm nhiều nghiên cứu để có thể giúp hiểu rõ cơ chế đáp ứng của hệ miễn dịch với virus. Điều cần thiết ở thời điểm hiện tại vẫn là thực hiện các biện pháp dự phòng cần thiết cho bản thân và cộng đồng như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc nơi đông người.
Tham khảo thêm thông tin tại: Mắc COVID-19 lần 2 sau khi đã được chữa khỏi?
Theo chuyên gia, hành vi của bạn có thể là dấu hiệu đầu tiên chỉ ra tình trạng mất trí của bạn.
Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.
Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.
Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.
Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.