Hàn Quốc là một trong số những quốc gia có báo cáo về việc phát hiện các trường hợp tái mắc COVID-19. Theo các báo cáo của nước này, một số trường hợp được phát hiện đã dương tính trở lại, khi mà lần đầu tiên được xét nghiệm dương tính và đã được điều trị về âm tính. Những người này cũng biểu hiện những triệu chứng tương tự như lần mắc bệnh đầu tiên bao gồm: sốt, ho, đau họng và mệt mỏi.
Theo các chuyên gia y tế Hàn Quốc, điều này là hiếm gặp và có ít trường hợp có thể tái mắc trở lại một cách nhanh chóng, song cũng có trường hợp virus tái hoạt động và khiến cơ thể lại mắc bệnh lần nữa. Đồng thời, các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cũng đưa ra nhận định rằng họ không nghĩ đến khả năng virus tái hoạt động trở lại do không quan sát thấy khả năng này ở nhiều chủng virus corona khác.
Cũng theo WHO, hiện tại chưa đủ bằng chứng để hiểu rõ tại sao một số người có thể tái mắc sau khi khỏi bệnh. Một lý giải được đưa ra là có thể virus chưa bao giờ rời khỏi cơ thể, và mặc dù các biện pháp kiểm tra đánh giá đều không phát hiện ra chúng, song chúng vẫn tồn tại và chỉ chờ thời điểm bùng phát.
Không phải là tái hoạt động, mà là sự bùng phát trở lại
Các chuyên gia về virus tin rằng việc tái mắc dường như không phải là do virus tái hoạt động trở lại, mà là do sự bùng phát của số lượng những virus còn sót lại trong cơ thể.
Gần đây nhất, những bằng chứng được tìm thấy tại Hồng Kong và Trung Quốc cho thấy nhiều bệnh nhân vẫn phát hiện còn virus ở vùng đáy phổi và ruột trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng. Theo một nghiên cứu tiến hành trên 60 người mắc COVID-19 tại Hồng Kong cho thấy, họ vẫn tìm thấy sự hiện diện của các mảnh RNA – dạng mã di truyền của virus trong cơ thể sau 33 ngày kể từ khi nhiễm virus dù đã điều trị, và không tìm thấy sự hiện diện của virus trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp theo cách xác định bằng dịch mũi hay dịch họng. Điều này có thể gợi ý rằng virus vẫn tồn tại trong cơ thể, kể cả khi chúng ta không phát hiện ra chúng bằng các cách thông thường, và chúng có thể gây bùng phát bệnh trở lại nếu cơ thể suy yếu.
Corona virus là dạng nhân RNA, giống như SARS, COVID-19 không có thời gian “ngủ đông”, và điều này có thể giải thích vì sau chúng không thể tái hoạt động trở lại được. Một số virus như herpes hay HIV có khả năng sao chép mã DNA của vật chủ mới có khả năng này.
Virus có thể suy giảm tùy thuộc hệ miễn dịch của từng người
Việc hệ miễn dịch đấu tranh chống lại virus là một quá trình lâu dài và mạnh mẽ. Quá trình này tùy thuộc vào từng hệ thống miễn dịch của từng người. Có những người có thể loại bỏ virus chỉ trong một thời gian ngắn, song cũng có những người mất vài tuần, thậm chí là lâu hơn.
Khi cơ thể đấu tranh chống lại virus, hệ miễn dịch có thể thắng nhưng cũng có thể thua cuộc. Điều này dẫn tới việc virus có thể phát triển trở lại và gây bùng phát bệnh. Các chuyên gia đưa ra gợi ý rằng những người có hệ miễn dịch suy giảm như người cao tuổi hay người có các bệnh tiềm ẩn có khả năng tái mắc COVID-19. Tuy nhiên, điều này vẫn cần nghiên cứu thêm để có thể khẳng định chắc chắn.
Cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định
Tại Trung Quốc, các bác sỹ nước này đã dùng phương pháp xét nghiệm phân để khẳng định bệnh nhân khỏi bệnh và hết hoàn toàn virus. Theo đó, virus dường như tồn tại lâu hơn trong ruột, và việc xét nghiệm phân là một sáng kiến để có thể khẳng định rằng virus đã bị đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể.
Việc kiểm tra kháng thể có thể giúp kiểm soát tình trạng lây lan trong cộng đồng, và có thể cho phép một số địa điểm có thể hoạt động trong thời điểm giãn cách xã hội. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì đây không phải là biện pháp tối ưu hoàn toàn trong thời điểm hiện tại.
Lời kết
Hàn Quốc, cũng như một số nước khác, đã báo cáo nhiều trường hợp được phát hiện đã dương tính trở lại với COVID-19, trong khi lần đầu tiên được xét nghiệm dương tính và đã được điều trị về âm tính. Những người này có các triệu chứng tương tự như lần mắc bệnh đầu tiên bao gồm: sốt, ho, đau họng và mệt mỏi.
Theo các chuyên gia, một số người vẫn có khả năng tái mắc bệnh, song vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Tuy vậy, việc tái mắc COVID-19 đa phần được được coi là sự bùng phát trở lại của một phần virus còn sót lại trong cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu, chứ không phải khả năng tái hoạt động trở lại của virus sau một thời gian “ngủ đông”.
Trên hết, việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang vẫn là cần thiết nhất để phòng tránh sự lây lan của virus trong cộng đồng. Người khỏi bệnh, xét nghiệm âm tính với Covid-19 vẫn cần được theo dõi thêm vài tuần.
Tham khảo thêm thông tin tại: Quá trình bào chế vắc xin COVID-19 nhanh chưa từng thấy: 70 loại đang được phát triển, 3 trong số này là ứng viên cực kỳ sáng giá
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.