Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đánh giá mới nhất về sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) ở bệnh nhân mắc COVID-19

Dưới đây là những đánh giá mới nhất của WHO về việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trên bệnh nhân mắc COVID-19.

Tổng quan

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, và chúng cũng có phạm vi sử dụng rất rộng rãi. NSAIDs bao gồm các chất ức chế cyclooxygenase (COX) không chọn lọc (ví dụ như ibuprofen, aspirin (acetylsalicylate), diclofenac và naproxen), cũng như các chất ức chế COX2 có chọn lọc (như celecoxib, rofoxib, etoricoxib, lumiracoxib, and valecoxib).

Đã có những lo ngại đã được đưa ra rằng việc sử dụng NSAIDs có thể liên quan đến làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên những bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính do virus, trong đó có COVID-19. Theo đó, tổng quan này được đưa ra nhằm đánh giá tác dụng của việc sử dụng NSAIDs trong quá khứ và hiện tại ở những bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tính do virus với các tác dụng không mong muốn gây hậu quả nghiêm trọng (bao gồm tử vong, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), suy đa tạng cấp tính và nhiễm trùng cơ hội); cũng như việc sử dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe đặc biệt (bao gồm nhập viện, nhập khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), liệu pháp hỗ trợ oxy và thở máy) và cả về chất lượng sức khỏe và khả năng sống sót lâu dài.

Phương pháp

Hệ thống đánh giá được hoàn thiện và bắt đầu thực hiện công việc từ ngày 20/3/2020. Theo đó, hệ thống thu thập dữ liệu về điều trị NSAIDs và viêm đường hô hấp do virus bằng cách sử dụng nguồn MEDLINE, EMBASE và nguồn dữ liệu toàn cầu của WHO. Việc đánh giá tổng quan nghiên cứu được thực hiện trên người, thuộc mọi lứa tuổi khác nhau, được xác định là có tình trạng viêm đường hô hấp do virus, và được sử dụng NSAIDs dưới tất cả các hình thức. Tất cả các nghiên cứu về COVID-19, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đều được đưa vào bất kể số lượng đối tượng nghiên cứu là bao nhiêu.

Đánh giá các bằng chứng

Tổng cộng có 73 nghiên cứu được thu nhận (28 nghiên cứu ở người lớn, 46 nghiên cứu ở trẻ em và một nghiên cứu ở cả người lớn và trẻ em). Tất cả các nghiên cứu đều quan tâm đến tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính hoặc không cấp tính do virus gây ra, và không có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về riêng một vấn đề như COVID-19, SARS hay MERS. Theo các đánh giá, các bằng chứng được đưa ra như sau:

  • Có bằng chứng chắc chắn rằng tỷ lệ tử vong ở người lớn và trẻ em khi sử dụng NSAIDs là rất thấp.
  • Khả năng ảnh hưởng của việc sử dụng NSAIDS đối với nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay xuất huyết hoặc nhồi máu cơ tim ở người trưởng thành mắc viêm đường đường hô hấp cấp tính là không rõ ràng.
  • Các bằng chứng từ mức trung bình đến cao cho thấy có rất ít hoặc không có sự khác biệt giữa tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (nhập viện vì bất kỳ nguyên nhân nào, suy thận cấp hay xuất huyết tiêu hóa cấp tính) ở trẻ bị sốt giữa 2 nhóm thuốc ibuprofen và acetaminophen (paracetamol).
  • Hầu hết các nghiên cứu báo cáo không quan sát thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra, hoặc chỉ quan sát thấy các tác dụng phụ ở mức nhẹ hay trung bình.
  • Không có bằng chứng liên quan giữa ảnh hưởng của sử dụng NSAIDs với việc sử dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe đặc biệt, chất lượng của các biện pháp chăm sóc hằng ngày hay khả năng sống sót lâu dài.

Những hạn chế

Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu là không đưa ra bằng chứng trực tiếp nào từ các bệnh nhân mắc COVID-19, SARS hoặc MERS, mà thay vào đó là toàn bộ số lượng đối tượng được xác định tình trạng nhiễm trùng hô hấp ở tất cả các lứa tuổi. Do đó, tất cả các bằng chứng đều được coi là bằng chứng gián tiếp có liên quan đến việc sử dụng NSAIDs, tại thời điểm trước hoặc trong quá trình quản lý COVID-19.

Chỉ có một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được tiến hành, bao gồm một số lượng lớn đối tượng tham gia, đủ để xác định các tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp khi sử dụng thuốc. Các bằng chứng còn lại xuất phát từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhỏ hơn kéo theo khả năng phát hiện thiếu các tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp, cũng như từ các nghiên cứu bệnh chứng hay nghiên cứu thuần tập nhưng gặp phải hạn chế về phương pháp thực hiện.

Các nghiên cứu tiến hành trên một cỡ mẫu rộng, không chỉ trên những bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus hay các nguyên nhân đã biết trước, mà còn cả trên những bệnh nhân mắc các bệnh thường gặp nhưng do virus gây ra chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên và sốt ở trẻ em. Điều này đặt ra câu hỏi dường như không phải tất cả các đối tượng nghiên cứu đều bị nhiễm virus đường tại hô hấp.

NSAIDs là một nhóm thuốc đa dạng mang nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Không phải tất cả các nghiên cứu đều phân biệt rõ ràng giữa các loại NSAIDs khác nhau. Một số nghiên cứu quá cũ còn bao hàm cả các bệnh nhân sử dụng các loại thuốc NSAIDs đặc biệt và hiện tại các loại thuốc này đã không còn được chấp thuận sử dụng do các tác dụng phụ gây ra.

Kết luận

Hiện tại không có bằng chứng về các tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng NSAIDs trong chăm sóc đặc biệt, khả năng sống sót lâu dài hay chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân mắc COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin tại: Thụy Điển đã ngừng sử dụng chloroquine trị COVID-19 vì tác dụng phụ

 

Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm