Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn nên biết về thuốc kháng virus cúm

Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về thuốc kháng virus cúm:

  • Cúm có chữa được không?

Có những loại thuốc kê đơn được gọi là thuốc kháng virus có thể dùng để điều trị bệnh cúm. CDC ( Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến nghị điều trị kịp thời cho những người bị nhiễm cúm hay nghi ngờ bị nhiễm cúm và có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng bởi cúm ví dụ như những người mắc bệnh hen suyễn, tiểu đường (bao gồm cả bệnh tiểu đường thai kì), bệnh tim.

  • Thuốc kháng virus cúm là gì?

Là thuốc kê đơn ( thuốc viên, dạng lỏng, dạng bột, bột hít, dung dịch tiêm tĩnh mạch) chống lại virus cúm trong cơ thể. Thuốc được bán theo đơn và bạn chỉ có thể mua được khi có đơn thuốc từ bác sỹ. Thuốc kháng virus  khác với kháng sinh (loại thuốc chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn).

  • Bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ mình bị cúm?

Nếu bạn bị bệnh cúm, thuốc kháng virus là một lựa chọn cho việc điều trị. Đến  khám bác sĩ kịp thời nếu bạn có các triệu chứng cúm và nguy cơ cao bị các biến chứng nguy hiểm của cúm. Các dấu hiệu và triệu chứng cúm có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus để điều trị bệnh cúm của bạn

  • Bạn có nên tiêm vaccine cúm không?

Thuốc kháng virus không thể thay thế cho việc tiêm vaccine ngừa cúm. Mặc dù vắc-xin cúm có thể khác nhau về mức độ hoạt động tác dụng của nó, nhưng vắc-xin cúm là cách tốt nhất để giúp phòng ngừa cúm theo mùa và các biến chứng nguy hiểm. Thuốc kháng virus là hàng rào phòng thủ thứ hai có thể được sử dụng để điều trị cúm nếu bị bệnh (bao gồm cả cúm mùa và virus cúm biến thể ).

  • Lợi ích của thuốc kháng virus là gì?
Điều trị bằng thuốc kháng virus hiệu quả tốt nhất khi sử dụng ngay sau khi bệnh cúm bắt đầu. Trong vòng hai ngày sau khi bị bệnh thuốc kháng virus có thể làm giảm các triệu chứng sốt và các triệu chứng cúm, và rút ngắn thời gian mắc bệnh khoảng một ngày. Thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng tai ở trẻ em, biến chứng hô hấp cần dùng kháng sinh và phải nhập viện ở người lớn. Đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng nguy hiểm do cúm, điều trị sớm bằng thuốc kháng virus có thể khiến bệnh nhẹ hơn thay vì bệnh nặng hơn và phải nằm viện. Đối với người lớn nhập viện vì bệnh cúm, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng điều trị bằng thuốc kháng virus sớm có thể làm giảm nguy cơ tử vong.
  • Khi nào nên dùng thuốc kháng virus để điều trị?

Các nghiên cứu cho thấy thuốc kháng virus cúm điều trị có hiệu quả nhất khi được sử dụng bắt đầu trong vòng hai ngày sau khi bị bệnh. Tuy nhiên, bắt đầu sử dụng thuốc sau thời gian này vẫn có thể có lợi, đặc biệt là nếu người bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng nguy hiểm bởi cúm hoặc đang ở trong bệnh viện với bệnh nặng hơn. Hãy sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

Các loại thuốc kháng virus được khuyến cáo trong mùa cúm?

Có bốn loại thuốc chống virus được FDA phê chuẩn khuyến cáo để điều trị cúm mùa:

  • Oseltamivir phosphate(Tamiflu): có sẵn dưới dạng thuốc viên uống hoặc hỗn dịch lỏng và được FDA phê chuẩn để điều trị sớm bệnh cúm ở người từ 14 ngày tuổi trở lên
  • Zanamivir (Relenza®): là một loại bột hít và được phê duyệt để điều trị sớm bệnh cúm ở trẻ từ 7 tuổi trở lên, được sử dụng bằng thiết bị ống hít và không được khuyến cáo cho những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc COPD
  • Peramivir (Rapivab®): được tiêm tĩnh mạch và chấp thuận điều trị sớm bệnh cúm ở người từ 2 tuổi trở lên.
  • Baloxavir marboxil (Xofluza®): là thuốc viên dùng một liều duy nhất bằng đường uống và được chấp thuận để điều trị sớm bệnh cúm ở người từ 12 tuổi trở lên, không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, bệnh nhân ngoại trú bị bệnh phức tạp hoặc tiến triển
  • Nên dùng thuốc kháng virus trong bao lâu?

Thời gian điều trị khác nhau tùy thuộc vào thuốc kháng virus quy định. Oseltamivir và zanamivir thường được chỉ định uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày, mặc dù những người nhập viện vì cúm có thể cần điều trị bằng thuốc kháng virus trong hơn 5 ngày. Peramivir được tiêm tĩnh mạch một lần trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút. Baloxavir được dùng dưới dạng liều uống duy nhất.

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng virus?

Mỗi loại thuốc có tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ phổ biến nhất đối với Oseltamivirlà buồn nôn và nôn. Zanamivir có thể gây co thắt phế quản và Peramivir có thể gây tiêu chảy. Bác sỹ có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin về các loại thuốc này.

  • Trẻ em có thể dùng thuốc kháng virus?

Oseltamivir được CDC và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên dùng để điều trị sớm bệnh cúm ở mọi lứa tuổi và điều trị dự phòng ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Zanamivir được khuyên dùng để điều trị cúm sớm ở trẻ từ 7 tuổi trở lên và điều trị dự phòng ở trẻ từ 5 tuổi trở lên. Peramivir được khuyên dùng để điều trị sớm ở những trẻ từ 2 tuổi trở lên. Baloxavir được khuyên dùng để điều trị cúm sớm ở người từ 12 tuổi trở lên. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc dạng viên nang Oseltamivir (tamiflu) cho con bạn và trẻ không thể nuốt viên nang thì có thể mở viên thuốc và hòa thêm với đường cho trẻ uống.

  • Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc kháng virus?

Oseltamivir đường uống được khuyến cáo để điều trị cho phụ nữ mang thai bị cúm vì so với các loại thuốc được khuyên dùng khác Oseltamivir an toàn và có lợi trong thai kỳ hơn. Baloxavir không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, vì không có dữ liệu về hiệu quả hoặc an toàn của thuốc.

Thuốc kháng virus cúm được dùng càng sớm càng tốt để điều trị cho bệnh nhân cúm nhập viện cả những người bị bệnh cúm nhưng không cần nhập viện và những người có nguy cơ cao bị biến chứng nguy hiểm từ cúm tùy thuộc vào tuổi của họ hoặc sức khỏe nếu họ xuất hiện các triệu chứng cúm. Hầu hết những người có tiền sử khỏe mạnh và bị cúm không cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus.

Các yếu tố sức khỏe và tuổi tác làm tăng nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm do cúm:

  • Hen suyễn
  • Vấn đề về thần kinh
  • Bệnh về máu ( ví dụ bệnh hồng cầu hình liềm)
  • Bệnh phổi mạn tính (COPD)
  • Vấn đề rối loạn về nội tiết (tiểu đường)
  • Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim sung huyết, bệnh mạch vành)
  • Rối loạn chức năng thận
  • Rối loạn chức năng gan
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Những người béo phì BMI >=40
  • Những người dưới 19 tuổi dùng thuốc chứa aspirin hoặc salicylate dài hạn
  • Người suy giảm miễn dịch (ung thư, HIV/ AIDS, đang dùng thuốc corticosteroid hay các thuốc ức chế miễn dịch khác)

Những người có nguy cơ cao bị nhiễm cúm:

  • Người già từ 65 tuổi trở lên
  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh 2 tuần
  • Những người sống trong viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc y tế lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 mẹo phục hồi nhanh sau cúm

 

 

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm