Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 điều bạn cần biết về đại dịch cúm

Mối lo ngại về đại dịch cúm luôn luôn thường trực hằng ngày. Một đại dịch có thể phát sinh khi một loại virus cúm mới không ảnh hưởng đến con người trước khi xuất hiện, xuất hiện lây lan và gây bệnh cho người.

Virus cúm vô cùng khó lường – chúng ta không bao giờ biết chắc chắn đại dịch Cúm sẽ phát sinh tiếp theo khi nào và ở đâu. Tuy nhiên, một đại dịch Cúm xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Trong thời đại kết nối toàn cầu hóa, câu hỏi được đặt ra không phải là sẽ có đại dịch Cúm hay không, mà là khi nào sẽ xảy ra đại dịch.

Để bảo vệ con người trên toàn thế giới khỏi những lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra chiến lược toàn cầu ứng phó với đại dịch Cúm giai đoạn 2019-2030. Đây là chiến lược toàn diện và sâu rộng nhất mà WHO đã phát triển. Chiến lược vạch ra một khuôn khổ để WHO, các quốc gia và các đối tác cùng hợp tác để chuẩn bị, phòng ngừa và kiểm soát  dịch bệnh cúm.

1. Một đại dịch Cúm có thể xảy ra, và câu hỏi được đặt ra là khi nào.

Chúng ta đã biết đến nhiều đại dịch Cúm xảy ra trong quá khứ. Năm 1918, thế giới có sự kiện về bệnh truyền nhiễm tàn khốc nhất trong lịch sử được ghi nhận, đó là đại dịch Cúm 1918. Kể từ 1918 trở đi, có 3 đại dịch Cúm đã xảy ra: năm 1957, 1968 và 2009 (H1N1). Nguy cơ của một virus cúm mới truyền từ động vật sang người và có tiềm năng trở thành nguyên nhân của đại dịch là có thực và điều này là một sự cảnh báo rằng chúng ta cần tiếp tục chuẩn bị cho những đại dịch tiếp theo.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918

2. Virus cúm là một thử thách thực sự lớn đối với sức khỏe  

Cúm mùa là vấn đề sức khỏe gây ra gánh nặng bệnh tật quanh năm. Hằng năm, trên toàn cầu ước tính khoảng 1 tỉ trường hợp mắc, 3 đến 5 triệu trường hợp nặng, và khoảng 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong do cúm. Giảm các tác động của cúm mùa thông qua giám sát, phòng vệ và kiểm soát giúp các quốc gia chuẩn bị trước đại dịch cúm.

Hãy cùng thực hiện việc phòng vệ dịch, bệnh cúm, dù là một phần nhỏ bằng cách tiêm các mũi vaccine phòng cúm hằng năm. Đó là một việc làm rất hiệu quả để bảo vệ cơ thể  bạn và cả cộng đồng trước bệnh cúm.

3. Chúng ta chuẩn bị tốt hơn rất nhiều những gì chúng ta có – nhưng thế là chưa đủ

Mặc dù đã làm rất nhiều qua các năm để chuẩn bị cho đại dịch Cúm, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, cần tiếp tục duy trì dài hơn nữa để đạt mục tiêu đề ra. Điều quan trọng nhất, là tất cả các hệ thống, đơn vị y tế trên toàn cầu cần luôn sẵn sàng cho phòng vệ và kiểm soát cúm.

4. Sẵn sàng kết nối liên lạc với tất cả mọi người

Thời đại kết nối toàn cầu, hợp tác là chìa khóa để đảm bảo thế giới đã chuẩn bị đầy đủ cho một đại dịch Cúm. WHO, các quốc gia và đối tác sẽ hợp tác để đạt được các mục tiêu của chiến lược và sẽ điều chỉnh trên mức độ toàn cầu cũng như các khu vực, các quốc gia để phòng ngừa cúm, phát hiện và ứng phó nhanh chóng.

5. Chúng ta cần công cụ tốt hơn để chống lại virus cúm

Trong chiến lược, WHO và các đối tác khuyến khich việc phát triển các công cụ tốt hơn để bảo vệ, phát hiện, kiểm soát và điều trị cúm. Các công cụ bao gồm vaccine nhiều tác động, thuốc kháng virus và thuốc điều trị. Mục tiêu là tạo ra các sản phẩm phù hợp với đặc trưng của từng quốc gia.

6. Tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng

Xây dựng năng lực các quốc gia mạnh hơn trong giám sát dịch bệnh, ứng phó, phòng ngừa và kiểm soát và phòng vệ là mục tiêu chính của chiến lược này. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược kêu gọi mọi quốc gia phải có Chương trình phòng ngừa đại dịch cúm dựa trên bằng chứng và được điều chỉnh theo tình hình thực tế.

7. Chi phí cho việc chuẩn bị thấp hơn nhiều so với việc ứng phó khi xảy ra

Chi phí cho các đợt dịch cúm lớn sẽ vượt xa các chi phí đã chuẩn bị. Một đại dịch Cúm nghiêm trọng có thể gây tử vong hàng triệu người trên toàn cầu, với ảnh hưởng rộng rãi lên toàn xã hội và nền kinh tế mỗi quốc gia và kinh tế toàn cầu. Giá của việc chuẩn bị trước được ước tính vào khoảng dưới 1 đôla Mỹ / 1 người mỗi năm, ít hơn 1% chi phí ước tính cho việc đối phó với đại dịch.

8. Chiến lược cúm toàn cầu mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ chuẩn bị cho bệnh cúm

Bằng cách đầu tư vào các nỗ lực phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó đại dịch Cúm, tất cả các quốc gia sẽ thấy được lợi ích không chỉ dừng lại ở việc ứng phó với bệnh cúm, mà quan trọng hơn là việc tăng cường toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các quốc gia có thể liên kết những sự nỗ lực về phòng đại dịch Cúm với các sự nỗ lực của quốc gia và toàn cầu khác dành riêng cho vấn đề an ninh y tế và chăm sóc sức khỏe toàn cầu.

Tham khảo thêm thông tin tại: Triệu chứng và điều trị cúm A, Cúm A/H1N1 nguy hiểm như thế nào

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm