Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h ngày 28/4: 12 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 28/4: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 27/4 đến 6h ngày 28/4: 0 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 45.466, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323.
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.459.
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 36.684.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến nay Việt Nam có 270 người nhiễm SARS- CoV-2 (người bệnh COVID-19).
Trong đó điều trị khỏi bệnh/ra viện 222 trường hợp, còn lại 48 người bệnh đang điều trị tại 9 cơ sở khám chữa bệnh gồm 38 ca đang điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương, 8 ca đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 02 ca đang điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.
Trong số 48 ca bệnh đang điều trị tại các bệnh viện, kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 8 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với virus SARS-CoV-2 là 6 ca
Về tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân COVID-19 nặng hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù vẫn nguy kịch nhưng đang có nhiều dấu hiệu tiến triển lâm sàng
Bệnh nhân phi công người Anh (BN91) điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh dù đang nặng nhưng đã có kết quả xét nghiệm 4 lần âm tính liên tiếp với virus SARS-CoV-2. Siêu âm tim phổi co bóp tốt.
Hai bệnh nhân nặng còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đang tập cai máy thở; trong đó BN 19 đang tập phục hồi chức năng, giao tiếp tốt hơn, tình trạng oxy hoá máu đã cải thiện, huyết áp ổn định, tri giác tốt. BN161, tim mạch bình thường, huyết áp bình thường, chỉ điểm nhiễm trùng giảm so với ngày trước đó, bệnh nhân hiện không có biểu hiện xuất huyết; thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Tham khảo thêm thông tin tại: Chuyên gia CDC Mỹ chỉ rõ nguyên nhân thành công của Việt Nam trong chống dịch COVID-19
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.