Cập nhật lúc 07h45 ngày 7-5-2020:
*Thế giới: 3.818.791 người mắc; 264.811 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 1,262,887 người mắc; 74,795 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 253,682 người mắc; 25,857 người tử vong.
- Italy: 214,457 người mắc; 29,684 người tử vong.
- Anh: 201,101 người mắc; 30,076 người tử vong.
*Việt Nam: 271 trường hợp mắc COVID -19.
Đến 06h00 ngày 7/5, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 232 người đã được chữa khỏi. Trong đó:
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 6h00 ngày 29/4, không có ca mắc mới COVID-19, tuy nhiên có thêm 01 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh.
Bản tin 6h00 ngày 30/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy Việt Nam đã bước sang ngày thứ 14 không có ca mắc mới trong cộng đồng.
Ngày 30/4, bệnh nhân COVID-19 số 268 điều trị tại BVĐK huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số trường hợp điều trị khỏi ở nước ta là 220/270 người (chiếm 81% tổng số bệnh nhân).
Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 18h00 chiều ngày 30/4, Việt Nam đã tròn 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Trong ngày có 1 ca khỏi bệnh, tuy nhiên cũng có 1 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh là BN 92.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 6h ngày 1-5 không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Hiện đã có 15 ca trong số các bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên với virus SARS-CoV-2
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 18h ngày 1/5 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 9 ca.
Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 7 ca.
Bản tin lúc 6h00 ngày 2/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Số ca mắc hiện tại vẫn là 270. Đã có 16 ca trong số 51 bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên.
Đến hôm nay, Việt Nam đã bước vào ngày thứ 16 không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, tuy nhiên chúng ta phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo dù nước ta có ghi nhận các ca mắc hay không thì người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp chống dịch. Nếu chủ quan là rất nguy hiểm.
Chiều 2/5, liên quan đến trường hợp nam thanh niên bị sốt cao, tức ngực nhiều ngày ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), Bộ Y tế cho biết: Kết quả xét nghiệm Realtime - PCR của bệnh nhân này âm tính với virus SARS-CoV-2.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp đến nay đã xuất viện trên 30 ngày sẽ được lấy mẫu giám sát lại lần nữa.
Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày không ghi nhận ca mắc mới. Như vậy đã tròn 16 ngày, Việt Nam không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Đến thời điểm này trong số các bệnh nhân đang điều trị đã có 21 ca có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên với virus SARS-CoV-2
Bản tin lúc 6h00 ngày 3/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19.
18h chiều ngày 3/5, Bộ Y tế thông báo có thêm 1 ca mắc mới COVID-19 trong ngày, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta đến nay lên 271 ca.
BN271: nam, 37 tuổi, quốc tịch Anh, nhập cảnh Việt Nam ngày 28/4 trên chuyến bay riêng mang số hiệu AXY 2504, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Theo Bản tin lúc 6h00 ngày 4/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, không có ca mắc mới COVID-19 nào được ghi nhận. Hiện vẫn còn hơn 27.000 người đang cách ly phòng chống dịch COVID-19
Thông tin từ Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, đến nay 52 bệnh nhân mắc COVID-19 hiện đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở y tế. Trong số 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, hai người có tiến triển hơn, riêng nam bệnh nhân phi công vẫn tiên lượng còn nặng.
Ngày 04/5/2020, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đã có 02 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Ninh Bình được công bố khỏi bệnh.
Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay Việt Nam đã tròn 18 ngày không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Trong ngày có thêm 2 ca được công bố khỏi bệnh, nâng số ca khỏi tại Việt Nam lên 221 ca.
Bản tin lúc 6h00 ngày 5/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào được ghi nhận, hiện chỉ còn 50 ca đang điều trị.
Ngày 5/5, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sáng nay có thêm 11 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, trong đó có 2 trường hợp dương tính lại đã có kết quả xét nghiệm âm tính 4 lần liên tiếp. Đặc biệt, BN161 (88 tuổi) từng nguy kịch cũng đã được các bác sĩ chữa khỏi.
Bản tin lúc 18h00 ngày 05/05 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19.
Bản tin 6h00 ngày 6/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Hiện đang có hơn 34.000 người cách ly phòng chống dịch
Bản tin lúc 6h00 ngày 7/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay không có ca mắc mới COVID-19. Trong số 39 ca đang điều trị hiện chỉ còn 17 ca có kết quả xét ngiệm dương tính với virus SARS-CoV-2
Tham khảo thêm thông tin tại: Cục máu đông là một nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân COVID-19
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.