Nhuyễn sụn bánh chè (chấn thương do hoạt động quá mức) và viêm khớp là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối khi leo cầu thang. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như chấn thương dây chằng hoặc đau xương bánh chè.
Bệnh nhuyễn sụn bánh chè
Nhuyễn sụn bánh chè xảy ra khi lớp sụn nhẵn, trơn nằm ở mặt sau của chỏm đầu gối (xương bánh chè) bắt đầu mềm và vỡ. Khi đầu gối của bạn gập và duỗi thẳng, xương bánh chè sẽ trượt lên xuống theo một rãnh ở phía dưới cùng của xương cẳng chân trên (gọi là rãnh xương đùi). Những người mắc bệnh này sẽ có số lần cọ xát và ma sát tăng lên. Sự ma sát thêm này xảy ra do sự phá vỡ của sụn và nó có thể gây kích ứng khớp của bạn.
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh là cơn đau âm ỉ, nhức, tập trung ở khu vực phía sau chỏm đầu gối. Tình trạng này có thể gây đau nhức bên dưới, bên trong hoặc bên ngoài xương bánh chè của bạn. Người bệnh thường đau khi: đi lên cầu thang, ngồi xổm, đi bộ xuống dốc, chạy, đứng dậy sau khi ngồi một thời gian dài.
Các đối tượng có nguy cơ bị bệnh này là thừa cân, người có khối lượng cơ bắp ít, những người bị chấn thương đầu gối trước đó, hoặc những người tham gia các môn thể thao sức bền như: chạy, đạp xe, đối tượng tham gia hoạt động này bị mất cân bằng cơ bắp khiến xương bánh chè di chuyển không đúng vào rãnh xương đùi, dẫn đến cọ xát và kích ứng lặp đi lặp lại.
Đọc thêm bài viết: 9 bài thuốc chữa viêm khớp tự nhiên
Viêm khớp
Khi quá trình phá vỡ sụn tiến triển, khoảng cách giữa các xương ở đầu gối (xương chày, xương mác và xương bánh chè) giảm dần, dẫn đến tổn thương ở một hoặc nhiều khớp, gọi là viêm khớp.
Phổ biến nhất của tình trạng này là viêm xương khớp, một dạng viêm khớp thoái hóa. Triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa khớp gối gồm:
Viêm xương khớp thường xảy ra đối với những người trung niên và người già. Ngoài ra, cứng và sưng đầu gối (thường xảy ra vào buổi sáng và sau khi ngồi lâu) có thể gây khó khăn cho việc gập hoặc duỗi thẳng đầu gối, gây khó khăn cho việc đi lại.
Các đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp thường là những người
Chấn thương dây chằng
Có 4 loại dây chằng khác nhau ở đầu gối thường hay bị chấn thương:
Triệu chứng của bệnh này là đau khi đi lên cầu thang. Có thể khó phân biệt triệu chứng của chấn thương dây chằng với một loại chấn thương đầu gối khác. Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau một tai nạn nào đó, ví dụ như: tai nạn thể thao hoặc ngã xe. Bạn cần đi khám ngay nếu có các triệu chứng sau:
Những chấn thương dây chằng này xảy ra do va chạm hoặc vặn xoắn đầu gối đột ngột. Bạn có nguy cơ bị chấn thương cao hơn nếu:
Các triệu chứng bao gồm đau khi đang hoạt động hoặc sau khi ngồi với đầu gối gập trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn có thể bị đầu gối mất vững, cảm giác lách cách ở xương bánh chè khi di chuyển đầu gối. Những triệu chứng này tương tự như bệnh đau đầu gối khác. Đây là lý do tại sao bạn cần phải đi gặp bác sĩ nếu bạn bị đau đầu gối.
Hội chứng đau xương bánh chè có thể xảy ra do việc sử dụng đầu gối quá mức, kỹ thuật chơi thể thao không đúng hoặc có thể do một kiểu đi hoặc chạy đặc biệt nào đó. Bên cạnh đó, một khiếm khuyết khiến xương bánh chè cao bất thường, đi giày hỗ trợ kém, cơ đùi yếu, nhóm cơ đùi sau hoặc gân Achilles bị căng, chấn thương cũng là lý do khiến bạn gặp phải hội chứng đau xương bánh chè
Đọc thêm bài viết: Phản ứng phụ của thực phẩm bổ sung Pre-Workout trước khi luyện tập
Chẩn đoán
Khi đến gặp bác sĩ về chứng đau đầu gối xảy ra khi leo cầu thang, đầu tiên họ sẽ khám cho bạn. Ngoài ra, họ sẽ hỏi tiền sử bệnh và tất cả các triệu chứng của bạn. Sau đó là chụp đầu gối:
Điều trị
Bệnh nhuyễn sụn bánh chè
Bệnh này thường gặp ở những người tham gia các hoạt động lặp đi lặp lại như chạy. Do đó, bạn có thể nghỉ ngơi và vật lý trị liệu. Ngoài ra, bạn có thể chườm lạnh đầu gối, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc giảm đau theo toa, giảm cân, đi giầy đúng kích cỡ.
Vật lý trị liệu có thể cải thiện tình trạng bệnh và tính linh hoạt ở cơ chân của bạn, giúp giảm lực tác động lên đầu gối và cải thiện tình trạng ở chỏm đầu gối. Bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn bạn chạy bộ và đạp xe đúng cách để giảm đau đầu gối.
Viêm khớp
Bạn có thể cải thiện cơn đau bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng băng ép, nâng cao đầu gối. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, duy trì hoạt động, vật lý trị liệu, dụng cụ chỉnh hình trong giày của bạn, duy trì cân nặng.
Việc bạn nghỉ ngơi tại giường hoặc ít vận động hiếm khi là một giải pháp hiệu quả. Hãy thử đạp xe cố định với lực cản tối thiểu hoặc đi bộ một quãng ngắn. Hoạt động này có thể giúp đầu gối linh hoạt hơn và giảm đau nhức. Vật lý trị liệu tăng cường cơ hông và đầu gối giúp cải thiện tính linh hoạt tổng thể. Nếu tình trạng của bạn không được cải thiện thì bạn sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối một phần hoặc toàn bộ.
Chấn thương dây chằng
Bạn có thể kiểm soát chấn thương bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng băng ép, nâng cao đầu gối, dùng thuốc giảm đau không kê đơn như NSAID. Bên cạnh đó, các bài tập đầu gối tăng cường sẽ hữu ích trong quá trình phục hồi. Bạn nên đeo nẹp đầu gối trong khi hoạt động và hạn chế những hoạt động gây tác động mạnh đến đầu gối. Một số chấn thương dây chằng cần phẫu thuật.
Hội chứng đau xương bánh chè
Điều trị quan trọng nhất là nghỉ ngơi, cần tránh thực hiện hoạt động mạnh. Để kiểm soát cơn đau, bạn cần: nâng cao và đóng băng đầu gối, dùng thuốc không kê đơn như NSAID, sử dụng băng ép, kéo dài và tăng cường sức mạnh cho đầu gối, đeo giá đỡ
Phòng ngừa
Hầu hết các nguyên nhân gây đau đầu gối khi đi lên cầu thang có thể được phòng ngừa bằng cách:
Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.