Bất kể ở dạng folate hay acid folic, vitamin B9 rất quan trọng đối với sự hình thành tế bào và DNA trong cơ thể. Nồng độ folate trong máu thấp có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Mặt khác, nồng độ folate trong máu cao không phải là mối quan tâm đối với hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều axit folic từ các chất bổ sung có thể gây hại đối với cơ thể.
Acid folic dư thưa xuất hiện như thế nào?
Cơ thể bạn không hấp thụ folate dễ dàng như hấp thụ acid folic. Theo ước tính khoảng 85% acid folic từ thực phẩm bổ sung được hấp thụ, trong khi chỉ 50% folate tự nhiên từ thực phẩm được cơ thể sử dụng. Sau khi acid folic được hấp thụ vào máu, sẽ được gan phân hủy thành các hợp chất nhỏ hơn. Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý một lượng acid folic nhất định tại một thời điểm. Do đó, sử dụng quá nhiều acid folic từ thực phẩm bổ sung có thể gây ra tình trạng axit folic không chuyển hóa và tích tụ trong máu. Điều này lại không xảy ra khi bạn ăn nhiều thực phẩm có chứa folate.
Theo khuyến nghị người trưởng thành trên 19 tuổi nên sử dụng acid folic với liều lượng khoảng 1000mcg mỗi ngày với trẻ em là 300-800mcg tùy thuộc vào độ tuổi.
Tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung quá nhiều acid folic
Cơ thể sử dụng vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho tim, não và hệ thần kinh của bạn hoạt động tối ưu. Nếu không được điều trị, thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh không thể phục hồi. Cơ thể sử dụng folate và vitamin B12 tương tự nhau, có nghĩa là sự thiếu hụt một trong hai chất có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau. Vì lý do này, các chất bổ sung acid folic có thể che giấu triệu chứng thiếu máu nguyên bào khổng lồ do thiếu vitamin-B12 gây ra và gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 mà không thể phát hiện được. Thiếu máu nguyên bào khổng lồ là một tình trạng đặc trưng bởi các tế bào hồng cầu to hơn bình thường. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung và khó thở.
Lượng acid folic dư thừa có thể làm tăng tốc độ suy giảm tinh thần do tuổi tác, đặc biệt là ở những người có nồng độ vitamin B12 thấp. Một nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi đã chỉ ra rằng nồng độ folate hoặc acid folic không chuyển hóa trong máu cao gây ra sự suy giảm tinh thần ở những người có nồng độ vitamin B12 thấp. Mối liên kết này không được tìm thấy ở những người có nồng độ B12 bình thường.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người có lượng folate cao và vitamin B12 thấp có thể bị mất chức năng não cao hơn 3,5 lần so với những người có các chỉ số máu bình thường.
Bổ sung đầy đủ folate trong thai kỳ là cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Điều này cũng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bởi vì nhiều phụ nữ mang thai không đáp ứng đủ nhu cầu folate chỉ thông qua các nguồn thực phẩm, vì vậy những người trong độ tuổi sinh đẻ thường được khuyến khích bổ sung acid folic. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều acid folic khi đang mang thai có thể làm tăng tình trạng kháng insulin và làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ.
Trong một nghiên cứu, trẻ em 4 và 5 tuổi có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg acid folic mỗi ngày khi mang thai đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra phát triển não bộ so với con của những phụ nữ bổ sung 400–999 mcg mỗi ngày.
Acid folic có thể làm tăng gấp đôi sự phát triển và tái phát ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng việc các tế bào khỏe mạnh tiếp xúc với mức acid folic thích hợp có thể bảo vệ chúng khỏi bị ung thư. Tuy nhiên, để các tế bào ung thư tiếp xúc với hàm lượng acid folic cao có thể giúp đẩy nhanh sự phát triển hoặc lây lan tế bào ung thư.
Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm giàu folate không làm tăng nguy cơ ung thư. Thậm chí ăn nhiều thực phẩm giàu folate có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
Acid folic có trong hầu hết các loại vitamin tổng hợp, chất bổ sung trước khi sinh và vitamin B tổng hợp trong dạng thực phẩm bổ sung. Các chất bổ sung acid folic thường được khuyến khích để ngăn ngừa hoặc điều trị nồng độ folate trong máu thấp. Hơn nữa, những người đang mang thai hoặc dự định có thai nên thường xuyên bổ sung acid folic để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Theo khuyến nghị mỗi ngày nên sử dụng khoảng 400mcg folate với đối tượng trên 14 tuổi. Với phụ nữ đang mai thai và cho con bú, khuyến nghị folate là 600mcg. Liều bổ sung thường dao động từ 400–800 mcg.
Cần lưu ý, acid folic có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị co giật, viêm khớp dạng thấp và nhiễm ký sinh trùng. Do đó nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi bổ sung thực phẩm bổ sung acid folic.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng để giúp bạn nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ loại vitamin hay khoáng chất nào để đảm bảo hiệu quả sử dụng. Đăng ký khám ngay với chuyên gia vi chất đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn chi tiết nhất.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 dấu hiệu quá liều kẽm
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.