Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng phụ của vắc-xin: những điều bạn cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số điều bạn cần biết về tác dụng phụ của vắc-xin.

Tác dụng phụ của vắc-xin

Tác dụng phụ của vắc-xin là bất kỳ thay đổi hoặc phản ứng nào có thể quan sát được xảy ra sau khi tiêm vắc-xin. Những tác dụng này có thể dao động từ nhẹ, chẳng hạn như đau nhức tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, đến các phản ứng ít phổ biến hơn nhưng có khả năng nghiêm trọng.

Hầu hết mọi người không gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng từ vắc-xin. Loại và tần suất cụ thể của các tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc-xin, độ tuổi của từng cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại. Nói chung, hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và tạm thời, chỉ kéo dài một vài ngày. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc-xin bao gồm:

  • Đau nhức, đỏ hoặc sưng nơi tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi hoặc đau nhức cơ thể
  • Buồn nôn hoặc đau dạ dày nhẹ.

Bị ngất là tình trạng ít phổ biến hơn nhưng có thể xảy ra sau bất cứ khi nào, bao gồm cả tiêm chủng.

Tại sao vắc-xin lại có tác dụng phụ?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vắc-xin hoạt động bằng cách giúp cơ thể học cách chống lại căn bệnh mà không có nguy cơ nhiễm trùng toàn diện. Vắc-xin là chế phẩm có chứa các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hoặc bị bất hoạt, bị chết (gọi là kháng nguyên), kích thích cơ thể tạo miễn dịch giống như nhiễm trùng tự nhiên.

Hầu hết các tác dụng phụ phổ biến là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

Tại sao một số vắc-xin lại ảnh hưởng nặng nề hơn những loại khác?

Có nhiều lý do khác nhau cho các phản ứng với vắc-xin. Ví dụ, các phản ứng tại chỗ như đau và sưng tại vị trí tiêm, do bị viêm sau tiêm, có thể xảy ra giống như bạn sẽ bị đau và sưng từ vết bầm tím hoặc chấn thương.

Đôi khi phản ứng tại chỗ là một phản ứng với chất bổ trợ trong công thức. Chất bổ trợ là hóa chất được thêm vào vắc-xin kích thích hệ thống miễn dịch có phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Bởi vì hầu hết các loại vắc-xin được phát triển ngày nay bao gồm các phần nhỏ của vi trùng, chẳng hạn như protein của chúng, thay vì toàn bộ virus hoặc vi khuẩn, một chất bổ trợ là cần thiết để giúp cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch đủ mạnh.

Vắc-xin bổ trợ không chỉ có thể gây ra nhiều phản ứng tại chỗ hơn, chúng còn liên quan đến nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể.

Tại sao một số người không gặp phải tác dụng phụ của vắc-xin?

Thông thường, các tác dụng phụ toàn thân là kết quả của các cytokine tăng lên để đáp ứng với việc tiếp xúc với vắc-xin.

Cytokine là tín hiệu hóa học được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch của chính cơ thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, sốt và đau cơ. Mỗi người sẽ gặp phản ứng khác nhau sau tiêm vắc-xin và thậm chí khác nhau giữa các liều của cùng một loại vắc-xin.

Nếu không có tác dụng phụ, có nghĩa là vắc-xin không hoạt động và ngược lại?

Không, bạn có thể có phản ứng tốt với vắc-xin ngay cả khi không gặp phải các tác dụng phụ. Nếu gặp phải tác dụng phụ toàn thân, nó cho thấy bạn đang đáp ứng với vắc-xin, và nó không có nghĩa là bạn đang phản ứng tốt hơn so với những người có ít tác dụng phụ.

Tiêm nhiều loại vắc-xin một lúc có làm nặng thêm các tác dụng phụ?

Nếu bạn có tiền sử có phản ứng mạnh và gặp phải các tác dụng phụ khó chịu đối với vắc-xin, thì bạn sẽ thường không muốn tiêm hai hay nhiều loại vắc-xin cùng một lúc.

Nếu tác dụng phụ của vắc-xin cúm hoặc Covid-19 năm ngoái làm ảnh hưởng nặng đến bạn thì bạn có thể nghĩ rằng tác dụng phụ của các loại vắc-xin này cũng sẽ tương tự trong năm nay. Vì vậy, bác sĩ hoặc y tá sẽ sắp xếp để đem lại sự thoải mái cho bạn.

Nếu bạn tiêm nhiều loại vắc-xin cùng thời điểm, bất kỳ tác dụng phụ nào cũng có thể xảy ra cùng lúc. Điều đó không có nghĩa những tác dụng phụ này là xấu. Nhưng nếu chúng xảy ra cùng một lúc, bạn có thể tưởng tượng đó có thể là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng hơn.

Nên tiêm cùng 1 bên tay hay tiêm 2 bên khi bạn tiêm nhiều hơn 1 mũi vắc-xin?

Điều này phụ thuộc vào bạn. Một số người cảm thấy ít đau hơn khi tiêm mỗi mũi ở một bên tay, nhưng có những người không muốn bị đau ở cánh tay trái hoặc cánh tay phải.

Uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc-xin có ảnh hưởng gì không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), không nên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen trước khi tiêm để ngăn ngừa tác dụng phụ của vắc-xin. Nếu bạn lo lắng vắc-xin gây đau đầu hoặc các loại đau khác, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm.

Biện pháp giảm thiểu tác dụng phụ của vắc-xin?

Chườm lạnh là một biện pháp đã được thử nghiệm để làm giảm đau tại chỗ. Đó là cách giảm viêm và áp lực ở cánh tay, giúp giảm bớt sự khó chịu. Đối với các triệu chứng toàn thân thì NSAID, acetaminophen và aspirin có thể được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số người cảm thấy mệt mỏi sau tiêm, trong trường hợp này, hãy nghỉ ngơi và thông thường bạn sẽ cảm thấy tốt hơn vào ngày hôm sau.

Tập thể dục sau khi tiêm phòng cúm hoặc vắc-xin Covid-19 có giúp giảm tác dụng phụ không?

Mặc dù không có bất kỳ bằng chứng nào kết luận tập thể dục giúp giảm tác dụng phụ, nhưng nó cũng không làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn cảm thấy muốn hoạt động thể chất sau tiêm, nó có thể tăng cường phản ứng miễn dịch được tạo ra bởi vắc xin mà không làm nặng thêm các tác dụng phụ.

Cần làm gì trong trường hợp gặp phải phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin?

Tác dụng phụ nghiêm trọng từ vắc-xin là cực kỳ hiếm.

Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, sưng mặt và họng, nhịp tim nhanh, phát ban khắp cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi. Nếu bạn gặp phải phản ứng này sau khi tiêm vắc-xin, hãy đi đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

  • 13/05/2025

    8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

    Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

  • 13/05/2025

    Ảnh hưởng kính thực tế ảo tới sức khỏe

    Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.

  • 12/05/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh dại

    Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.

  • 12/05/2025

    Tìm hiểu về xuyên tâm liên

    Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.

Xem thêm