Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sữa: Bổ dưỡng nhưng không lý tưởng cho tất cả mọi người

Sữa chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đóng vai trò như một phần quan trọng của chế độ ăn uống dinh dưỡng. Tuy nhiên, uống sữa cũng có thể gây ra tác hại đối với một số người.

Sữa bò thơm ngon bổ dưỡng nhưng không lý tưởng cho tất cả mọi người.

Bổ dưỡng như sữa

Sữa rất giàu protein và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, chất xơ, carbohydrate,... Đồng thời, sữa cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin, acid amin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm: calci, phospho, kali, selen, thiamin, vitamin B12, vitamin D, kẽm,...

Do vậy, thức uống này thường được khuyên dùng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Uống sữa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Kiểm soát sự thèm ăn

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein, lactose và chất béo cao trong sữa giúp bạn no lâu hơn và có thể kiểm soát sự thèm ăn.

Trong một nghiên cứu về trẻ em mắc bệnh béo phì, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sữa nguyên chất có tác dụng ngăn chặn cơn đói tới 4 giờ.

Ngoài ra, casein - một loại protein có trong sữa - khi đến dạ dày sẽ hình thành dạng vón cục, làm chậm tiêu hóa từ đó hỗ trợ kiểm soát cơn đói.

Phát triển xương

Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương, bao gồm calci, phospho, magne, mangan, kẽm, vitamin D, vitamin K...

Ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người lớn, các nghiên cứu đã liên kết việc uống sữa với sự phát triển xương chắc khỏe hơn. 

Giàu đạm, hay còn gọi là protein, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

Tăng mật độ xương

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng protein tương tác với các khoáng chất trong sữa hỗ trợ tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương.

Bảo vệ răng chắc khỏe

Protein casein có trong sữa cản trở quá trình nhuộm màu, giúp thu nạp calci để cải thiện các lỗ sâu răng và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám.

Phát triển cơ bắp

Protein trong sữa cũng có thể giúp xây dựng và duy trì cơ bắp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống sữa sau khi tập luyện sẽ thúc đẩy quá trình sửa chữa và xây dựng các mô cơ.

Uống sữa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng nhờ có hàm lượng calci và phốt phát giúp răng giữ được độ chắc khỏe và bảo vệ răng khỏi tình trạng sâu răng

Uống sữa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng nhờ có hàm lượng calci và phốt phát giúp răng giữ được độ chắc khỏe và bảo vệ răng khỏi tình trạng sâu răng.

Sức khỏe tim mạch

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu rút ra kết luận uống sữa ít béo và giàu calci mỗi ngày với liều lượng điều độ, vừa phải có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về tim mạch và đột quỵ.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường

Uống sữa có thể giúp cơ thể phòng chống bệnh đái tháo đường theo nhiều cách khác nhau.

Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng uống sữa làm giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì hay thừa cân ở trẻ em - một yếu tố nguy cơ đáng kể gây ra bệnh đái tháo đường.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng uống sữa kết hợp với chế độ ăn hạn chế calorie có thể giúp giảm cân và kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Uống sữa có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường

Uống sữa có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Tác dụng phụ không có lợi của sữa

Mặc dù uống sữa có thể mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn. Uống sữa được cho là có liên quan đến một số tình trạng và bệnh lý như:

Nổi mụn

Không phải tất cả các chuyên gia đều đồng tình rằng sữa có liên quan đến mụn trứng cá và tất nhiên không phải ai uống nhiều sữa cũng nổi mụn. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống sữa nổi mụn trứng cá nặng hơn những người không uống sữa.

Trong một cuộc xem xét dữ liệu trên phạm vi rộng từ hơn 78.000 trẻ em và người lớn từ 7-30 tuổi, việc uống sữa và ăn phô mai làm tăng nguy cơ nổi mụn. Các nhà nghiên cứu dù không chắc chắn nhưng họ tin rằng nguyên nhân có thể là do phản ứng viêm (miễn dịch) với sữa (inflammatory (immune) response to dairy).

Một vài nghiên cứu khác đã xem xét mối liên hệ giữa mụn trứng cá với sữa tách béo và sữa ít béo. Điều này có thể là do ảnh hưởng của sữa với một số hormone, bao gồm insulin và yếu tố tăng trưởng IGF-1.

Hormone IGF-1 thúc đấy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn khiến lỗ chân lông trên da mặt bị tắc nghẽn và sinh nhiều dầu nhờn, từ đó hình thành các vấn đề về mụn trứng cá, mụn bọc và gây viêm

Hormone IGF-1 thúc đấy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn khiến lỗ chân lông trên da mặt bị tắc nghẽn và sinh nhiều dầu nhờn, từ đó hình thành các vấn đề về mụn trứng cá, mụn bọc và gây viêm.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu được trích dẫn bởi Học viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology - AAD):

  • Trong số hơn 47.000 phụ nữ ở Mỹ, những người uống ít nhất hai ly sữa tách béo mỗi ngày khi còn là thanh thiếu niên có nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn 44%.

  • Trong số hơn 6.000 bé gái trong độ tuổi từ 9 đến 15, những người uống nhiều sữa bò có nguy cơ bị mụn trứng cá hơn, không có sự khác biệt nào dựa trên hàm lượng chất béo trong sữa.

  • Trong số hơn 4.000 bé trai trong độ tuổi từ 9 đến 15, những em uống sữa tách béo có nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn.

Tuy nhiên, lưu ý rằng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm rõ ràng hơn mối liên hệ giữa uống sữa và mụn trứng cá.

Các bệnh lý về da khác

Uống nhiều sữa cũng có liên quan đến tình trạng viêm da. Ở một số người, uống sữa có thể gây bệnh chàm (da ngứa, bong tróc, đỏ, khô và kích ứng) và bệnh rosacea (tình trạng da mẩn đỏ kèm theo mụn mủ, mụn trứng cá). 

Dị ứng sữa

Chứng bệnh này có liên quan đến hoạt động bất thường của hệ miễn dịch khiến cơ thể nhạy cảm với thành phần đạm trong sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có tới 3% trẻ dưới 3 tuổi bị dị ứng sữa. Tình trạng này giảm dần theo thời gian và 80% trẻ em sẽ hết bệnh khi lớn lên. Những dị ứng này phát sinh khi sữa gây ra phản ứng viêm. Phản ứng dị ứng sữa có thể gây ra: Nổi mề đay hoặc vết sưng tấy trên da, đau bụng, nôn mửa, phân có máu, sốc phản vệ,... 

Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là một tình trạng mà cơ thể không thể tiêu hóa lactose - một loại đường có trong sữa và các chế phẩm từ sữa.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu hoặc không có enzyme lactase cần thiết để phân giải lactose thành đường đơn glucose và galactose trong ruột non.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, số người mắc hội chứng không dung nạp lactose chiếm khoảng từ 65-75%. Không dung nạp lactose có thể gây những vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa,...

Ung thư

Trong một số nghiên cứu, việc uống sữa làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ. Tuy nhiên vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận điều này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về hormone tăng trưởng trong sữa.

Trang Hương - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm