Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ô nhiễm không khí gây đau đầu

Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới và có liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như các bệnh thoái hóa thần kinh, đột quỵ, tự kỷ, trầm cảm và chậm phát triển. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với chứng rối loạn đau đầu, đặc biệt là các cơn đau nửa đầu. Hãy cùng tìm hiểu xem ô nhiễm không khí gây đau đầu như thế nào và chúng ta có thể làm gì để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của nó.

Ô nhiễm không khí hoặc chất lượng không khí kém có thể gây đau đầu. Một số chất ô nhiễm có liên quan đến chứng đau đầu, bao gồm:

  • Bụi mịn: Các hạt chất rắn hoặc chất lỏng nhỏ lơ lửng trong không khí, bao gồm bụi, chất bẩn, bồ hóng và khói, có thể gây hại khi hít phải.
  • Nitơ dioxide: Đây là loại khí màu nâu đỏ sinh ra khi đốt nhiên liệu, đặc biệt hay được thải ra từ các phương tiện giao thông và nhà máy điện, có thể gây kích ứng phổi và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Lưu huỳnh dioxide: lưu huỳnh dioxide là một loại khí không màu, có mùi đặc biệt, thường giống mùi trứng thối. Nó được tạo ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh. Hít phải lưu huỳnh dioxide có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và nó cũng góp phần hình thành mưa axit.
  • Ozone: Đây là một loại khí được tạo thành từ ba nguyên tử oxy. Ở tầng khí quyển phía trên, nó che chắn chúng ta khỏi các tia cực tím (UV) có hại. Tuy nhiên, ở mặt đất, tầng ozone hình thành khi các chất ô nhiễm phản ứng với ánh sáng mặt trời, góp phần hình thành sương mù có thể gây hại cho hệ hô hấp của chúng ta.
  • Carbon monoxide: Khí này không có màu hoặc mùi. Nó được tạo ra khi các nhiên liệu như gỗ, khí đốt hoặc dầu không cháy hoàn toàn. Hít nhiều khí carbon monoxide có thể gây tử vong vì nó ngăn máu vận chuyển oxy.
  • Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs): PAHs là một nhóm hóa chất xuất hiện tự nhiên trong than đá, dầu thô và xăng, cũng như trong khói đốt nhiên liệu hóa thạch và các chất hữu cơ khác. Một số PAH được biết là gây ung thư
  • Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi vào không khí thường được tìm thấy trong sơn, dung môi, sản phẩm tẩy rửa và nhiên liệu. Tiếp xúc với lượng VOC cao có thể gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng cũng như đau đầu và buồn nôn.
  • Nhiên liệu sinh khối: Các loại nhiên liệu sinh khối bao gồm các vật liệu hữu cơ tái tạo như gỗ, chất thải cây trồng hoặc phân động vật được sử dụng làm nhiên liệu. Đốt nhiên liệu sinh khối có thể giải phóng các chất ô nhiễm vào không khí, góp phần gây ô nhiễm không khí.

Chất lượng không khí kém có gây đau đầu bằng cách gây viêm trong hệ thần kinh, dẫn đến viêm thần kinh và chết tế bào.

Cách nhận biết chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách nhận biết liệu chất lượng không khí có ảnh hưởng đến mình hay không là chú ý đến bất kỳ triệu chứng hoặc thay đổi bất thường nào về sức khỏe của bạn khi mức độ ô nhiễm không khí cao. Chất lượng không khí kém thường làm xuất hiện các triệu chứng sau, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Hụt hơi
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Kích ứng mắt, mũi, cổ họng.

Ghi lại các triệu chứng mà bạn gặp phải là một cách tuyệt vời để xem liệu chất lượng không khí kém có phải là nguyên nhân khiến bạn đau đầu hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp kế điều trị.

Ngăn ngừa tình trạng đau đầu do chất lượng không khí kém

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn kiểm soát cơn đau đầu do chất lượng không khí kém:

  • Xác định nguồn phơi nhiễm: Xác định các nguồn gây ra chất lượng không khí kém, như ô nhiễm, chất gây dị ứng hoặc chất kích thích và cố gắng giảm mức độ tiếp xúc của bạn với các chất này. Sử dụng các ứng dụng hoặc trang web có cung cấp thông tin cập nhật về chất lượng không khí theo thời gian thực. Tránh các hoạt động ngoài trời trong những ngày ô nhiễm cao và đóng cửa sổ trong thời gian ô nhiễm cao điểm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Cân nhắc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giúp giảm đau đầu.
  • Sử dụng máy lọc không khí: Hãy tìm những máy lọc không khí đảm bảo chất lượng vì những máy lọc này thường có hiệu quả chống lại nhiều loại chất gây ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh và bảo trì máy lọc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu.
  • Uống đủ nước: Mất nước có thể khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn, vì vậy hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Chườm lạnh: Chườm khăn lạnh hoặc túi nước đá lên trán hoặc sau gáy để giúp giảm đau đầu.
  • Dùng tinh dầu: Một số người thấy giảm đau đầu bằng cách sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà hoặc hoa oải hương. Bạn có thể hít hoặc thoa dầu pha loãng lên thái dương.
  • Đi khám: Nếu cơn đau đầu của bạn kéo dài, hãy đi khám. Bác sĩ sẽ xác định xem có vấn đề tiềm ẩn nào gây ra chứng đau đầu của bạn hay không và đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp.

Đau đầu do ô nhiễm không khí có thể khiến bạn suy nhược nhưng có nhiều cách để kiểm soát chúng. Sử dụng máy lọc không khí, uống đủ nước và giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin về mức chất lượng không khí trong khu vực của bạn và có biện pháp phòng ngừa khi mức độ ô nhiễm cao. Nếu cơn đau đầu của bạn kéo dài, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm