Tháng 5 năm 2018, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Hà Nội có tới hơn 60,000 ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi ở Việt Nam năm 2016 có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Theo các chuyên gia: Không khí sạch là một yêu cầu cơ bản cho sức khỏe con người và hạnh phúc. Đó là lý do tại sao WHO đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các bên liên quan ở Việt Nam để nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí và xác định các cách bảo vệ mọi người khỏi tác động của ô nhiễm không khí.
Mức độ ô nhiễm không khí hiện đang ở mức cao nguy hiểm tại nhiều nơi ở Châu Á. WHO ước tính có 9 trong số 10 người trên thế giới hít thở không khí chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Và điều này dẫn đến 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
“Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả chúng ta, nhưng chịu thiệt thòi nhất là những người nghèo thu nhập thấp. Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp, chúng ta sẽ không bao giờ đến gần được khái niệm “Phát triển bền vững” trong tương lai.”
Các hạt cát mịn trong không khí ô nhiễm xâm nhập sâu và phổi và hệ tim mạch. Trong số 2,2 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí ở khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2016 có 29% là do bệnh tim mạch, 27% do đột quỵ, 22% bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, 14% ung thư phổi và 8% viêm phổi.
Hành động vì sức khỏe cộng đồng
Hiện nay, WHO đang hoàn thiện cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí ở hơn 4,300 thành phố và hơn 108 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nó ngày càng trở nên hoàn thiện để trở thành cơ sở dữ liệu toàn diện nhất trên thế giới về thống kế ô nhiễm không khí môi trường xung quanh.
Cơ sở dữ liệu thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt cát mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như sulfate, nitrat và carbon đen, gây ra những rủi ro lớn nhất đối với sức khỏe con người. Các khuyến nghị về chất lượng không khí của WHO kêu gọi các nước giảm mức ô nhiễm không khí xuống giá trị trung bình hàng năm là 20 μg / m3 đối với PM10 và 10 μg / m3 đối với PM2.5.
Trong năm 2016, các con số này là 102,3 μg / m3 đối với PM10 và 47,9 μg / m3 đối với PM2.5 ở Hà Nội và 89,8 μg / m3 đối với PM10 và 42 μg / m3 đối với PM2.5 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Bộ Y tế Công cộng - các yếu tố môi trường và xã hội của WHO cho biết: “Nhiều siêu đô thị trên thế giới vượt quá mức độ hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí gấp 5 lần. “Chúng tôi đang chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về mặt chính trị cũng như những khó khăn trong lĩnh vực y tế công cộng hiện nay. Sự gia tăng ở các thành phố được ghi lại qua dữ liệu phản ánh mức độ ô nhiễm không khí cũng như những cam kết đánh giá và giám sát chất lượng không khí”.
Theo Báo cáo năm 2013 về ô nhiễm không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở Việt Nam, các nguồn ô nhiễm không khí chính là giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ và quản lý chất thải không đúng cách.
Ô nhiễm không khí không hề có biên giới. Cải thiện chất lượng không khí là giải pháp hiệu quả nhất để đem lại những tác động tích cực cho sức khỏe con người.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Tác hại của không khí ô nhiễm đến sức khỏe trẻ em
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.