Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm ô nhiễm không khí trong nhà - Phần 2

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 92% dân số thế giới đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. Mỗi năm trên Trái đất có khoảng 7 triệu ca tử vong được nghi là do ô nhiễm không khí, chiếm 1 phần tư số tử vong được cho là do ô nhiễm môi trường.

Chúng ta đều có thể cải thiện được chất lượng không khí trong nhà, đó là tin vui. Không chỉ giảm được các bệnh mạn tính, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không khí trong nhà đủ tốt thì có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh  tâm thần.

Dưới đây là một số cách giúp nâng cao chất lượng không khí trong nhà.

Sử dụng máy lọc không khí chất lượng cao

Không phải tất cả các bộ lọc không khí đều có hiệu quả như nhau trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và không có một bộ lọc hoàn hảo nào có thể lọc được tất cả các chất độc hại có trong nhà bạn. Nhìn chung, quá trình oxy hóa xúc tác (PCO) là một trong những công nghệ lọc không khí tốt nhất hiện nay. Thay vì chỉ lọc không khí, PCO có thể làm sạch không khí bằng tia cực tím. Không giống như các hệ thống lọc thông thường khác, PCO biến các các chất ô nhiễm thành những chất  không độc hại.

Sử dụng máy lọc nước

Clo  là chất phổ biến dùng để lọc nước, tuy nhiên  khi nước chảy qua vòi tắm kết hợp với độ ẩm cao  sẽ làm cho clo bay hơi và mọi người dễ hít phải. Vì thế chúng ta nên sử dụng máy lọc nước để loại bỏ clo dư thừa trong quá trình làm sạch nước của nhà máy nước.

Tăng cường trồng thêm các cây có thể lọc không khí

Các nhà khoa học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Đại học Georgia và Đại học bang Pennsylvania đã chỉ ra việc trồng cây ở trong nhà bạn có thể giúp cải thiện không khí trong nhà. Thực vật có thể giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm bằng cách hấp thụ các chất thông qua rễ và lá, giống như cách mà thực vật  giảm ô nhiễm không khí ngoài trời.

Top 10 các loại thực vật có khả năng lọc không khí tốt là lô hội, cây thường xuân Anh, cây cao su, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây cọ lá tre, trầu bà tay phật, cây dây nhện, cây huyết giác, thiết mộc lan.

Thường xuyên mở của sổ

Một trong những cách dễ nhất để có thể giảm thiểu được ô nhiễm không khí trong nhà là mở của sổ. Chỉ cần mở cửa sổ 15 phút mỗi ngày giúp giảm thiểu đáng kể sự ô nhiễm.

Cởi giày dép ngoài cửa

Cởi giày dép ở  ngay ngoài cửa hạn chế được việc bụi và các chất độc hại bay vào ngôi nhà

Loại bỏ các sản phẩm  tẩy rửa và các sản phẩm gia dụng có mùi thơm

Phần lớn các sản phẩm tẩy rửa đều chứa các chất hóa học góp phần làm suy giảm chất lượng không khí. Tần suất sử dụng các sản phẩm này có liên quan đến nhiều bệnh tật, chẳng hạn như người ta thấy nếu sử dụng các sản phẩm làm sạch một tuần một lần làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi từ 24-32%.

Thay vì sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng bạn có thể thử những công thức tẩy rửa an toàn thân thiện với sức khỏe con người, chẳng hạn như xà phòng với nước nóng, giấm và  baking soda.

Hãy thử xem xét thêm một số gợi ý về các chất làm sạch nên sử dụng ở nhà:

  • Borax: hoạt động như một chất làm trắng và làm tăng cường hoạt động của bột giặt. Thêm khoảng ¼-1 cốc khi giặt tùy thuộc vào số lượng quần áo mà bạn giặt
  • Giấm: một acid yếu, một hợp chất tẩy rửa tự nhiên và cũng là một chất khử mùi. Hãy thêm ¼-1/2 cốc giấm khi giặt cùng với bột giặt và giặt như thường để quần áo trắng sạch hơn. Những hãy nhớ là đừng trộn borax với giấm cùng khối lượng vì chúng sẽ trung hòa lẫn nhau. Giấm cũng là một chất tẩy rửa đa dụng sử dụng cả trong nahf bếp và phòng tắm và  có hiệu quả trong việc tẩy rửa gương và của sổ.

Thường xuyên lau chùi điều hòa

Điều hòa là một cái ổ chứa vi khuẩn, nhưng mọi người lại ít khi quan tâm đến việc dọn dẹp điều hòa. Kể cả cục nóng có ở bên ngoài nhà thật thì nó vẫn ảnh hưởng đến  việc  thông khí khi bật điều hòa.

Không hút thuốc lá trong nhà

Trong các tòa nhà kể cả nhà riêng thì nên có biển không hút thuốc trong nhà, kể cả là thuốc lá điện tử. Người hút thuốc lá thụ động vẫn phải chịu khoảng 200 hóa chất gây ung thư và nguy hại đến sức khỏe. 

Hạn chế lưu trữ hóa chất trong nhà

Tránh lưu trữ sơn, chất dính, dung môi hoặc các chất tẩy rửa trong nhà bạn. Nếu buộc phải lưu trữ thì bạn  nên có một khu vực tách biệt ra khỏi không gian sống để bảo quản các hóa chất.

Sử dụng đồ nấu nướng không độc hại

Tránh việc sử dụng các loại chảo hoặc xoong nồi có chất chống dính vì khi đun nóng các chất chống dính có thể chuyển thành những chất độc hại.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm xoang và ô nhiễm không khí

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mercola
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm