Chúng ta đều có thể cải thiện được chất lượng không khí trong nhà, đó là tin vui. Không chỉ giảm được các bệnh mạn tính, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không khí trong nhà đủ tốt thì có thể giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.
Dưới đây là một số cách giúp nâng cao chất lượng không khí trong nhà.
Sử dụng máy lọc không khí chất lượng cao
Không phải tất cả các bộ lọc không khí đều có hiệu quả như nhau trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và không có một bộ lọc hoàn hảo nào có thể lọc được tất cả các chất độc hại có trong nhà bạn. Nhìn chung, quá trình oxy hóa xúc tác (PCO) là một trong những công nghệ lọc không khí tốt nhất hiện nay. Thay vì chỉ lọc không khí, PCO có thể làm sạch không khí bằng tia cực tím. Không giống như các hệ thống lọc thông thường khác, PCO biến các các chất ô nhiễm thành những chất không độc hại.
Sử dụng máy lọc nước
Clo là chất phổ biến dùng để lọc nước, tuy nhiên khi nước chảy qua vòi tắm kết hợp với độ ẩm cao sẽ làm cho clo bay hơi và mọi người dễ hít phải. Vì thế chúng ta nên sử dụng máy lọc nước để loại bỏ clo dư thừa trong quá trình làm sạch nước của nhà máy nước.
Tăng cường trồng thêm các cây có thể lọc không khí
Các nhà khoa học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Đại học Georgia và Đại học bang Pennsylvania đã chỉ ra việc trồng cây ở trong nhà bạn có thể giúp cải thiện không khí trong nhà. Thực vật có thể giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm bằng cách hấp thụ các chất thông qua rễ và lá, giống như cách mà thực vật giảm ô nhiễm không khí ngoài trời.
Top 10 các loại thực vật có khả năng lọc không khí tốt là lô hội, cây thường xuân Anh, cây cao su, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây cọ lá tre, trầu bà tay phật, cây dây nhện, cây huyết giác, thiết mộc lan.
Thường xuyên mở của sổ
Một trong những cách dễ nhất để có thể giảm thiểu được ô nhiễm không khí trong nhà là mở của sổ. Chỉ cần mở cửa sổ 15 phút mỗi ngày giúp giảm thiểu đáng kể sự ô nhiễm.
Cởi giày dép ngoài cửa
Cởi giày dép ở ngay ngoài cửa hạn chế được việc bụi và các chất độc hại bay vào ngôi nhà
Loại bỏ các sản phẩm tẩy rửa và các sản phẩm gia dụng có mùi thơm
Phần lớn các sản phẩm tẩy rửa đều chứa các chất hóa học góp phần làm suy giảm chất lượng không khí. Tần suất sử dụng các sản phẩm này có liên quan đến nhiều bệnh tật, chẳng hạn như người ta thấy nếu sử dụng các sản phẩm làm sạch một tuần một lần làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi từ 24-32%.
Thay vì sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng bạn có thể thử những công thức tẩy rửa an toàn thân thiện với sức khỏe con người, chẳng hạn như xà phòng với nước nóng, giấm và baking soda.
Hãy thử xem xét thêm một số gợi ý về các chất làm sạch nên sử dụng ở nhà:
Thường xuyên lau chùi điều hòa
Điều hòa là một cái ổ chứa vi khuẩn, nhưng mọi người lại ít khi quan tâm đến việc dọn dẹp điều hòa. Kể cả cục nóng có ở bên ngoài nhà thật thì nó vẫn ảnh hưởng đến việc thông khí khi bật điều hòa.
Không hút thuốc lá trong nhà
Trong các tòa nhà kể cả nhà riêng thì nên có biển không hút thuốc trong nhà, kể cả là thuốc lá điện tử. Người hút thuốc lá thụ động vẫn phải chịu khoảng 200 hóa chất gây ung thư và nguy hại đến sức khỏe.
Hạn chế lưu trữ hóa chất trong nhà
Tránh lưu trữ sơn, chất dính, dung môi hoặc các chất tẩy rửa trong nhà bạn. Nếu buộc phải lưu trữ thì bạn nên có một khu vực tách biệt ra khỏi không gian sống để bảo quản các hóa chất.
Sử dụng đồ nấu nướng không độc hại
Tránh việc sử dụng các loại chảo hoặc xoong nồi có chất chống dính vì khi đun nóng các chất chống dính có thể chuyển thành những chất độc hại.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm xoang và ô nhiễm không khí
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.