Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn?

Theo một cuộc khảo sát năm 2023 của Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Mỹ (AASM), hơn 1/3 người Mỹ đã sử dụng thiết bị để theo dõi giấc ngủ (sleep trackers). Vậy thiết bị theo dõi này là gì, nó có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ hay không?

Thiết bị theo dõi giấc ngủ sẽ rất có ích nếu bạn muốn có một cái nhìn tổng quát về sức khỏe cơ thể và giấc ngủ của mình.

Thiết bị theo dõi giấc ngủ hoạt động như thế nào?

Không giống như các thiết bị nghiên cứu về giấc ngủ ghi lại hoạt động của não bộ tại phòng thí nghiệm, các thiết bị theo dõi giấc ngủ hiện nay trên thị trường đo các dấu hiệu như nhịp thở và cử động để cung cấp cái nhìn tổng quan về thói quen khi đi ngủ. Thiết bị theo dõi giấc ngủ được chia thành nhiều loại:

  • Ứng dụng: Yêu cầu bạn nhập thông tin về giấc ngủ và các thói quen sinh hoạt khác.

  • Thiết bị đeo: Nhẫn, vòng tay, đồng hồ,... theo dõi các chỉ số trực tiếp.

  • Thiết bị không đeo: Đặt dưới đệm, gối,… thu thập dữ liệu từ môi trường ngủ.

Mỗi thiết bị đều cung cấp thông tin về thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và các giai đoạn ngủ. Một số thiết bị cũng có thể cho bạn biết về môi trường ngủ (tiếng ồn, nhiệt độ trong phòng).

Nhiều thiết bị đeo sử dụng phương pháp được gọi là đo thể tích mạch máu ngoại biên (photoplethysmography - PPG), bao gồm chiếu tia sáng vào các mạch máu để ước tính thời gian giữa mỗi nhịp tim. Ngoài ra, các thiết bị thường có máy đo gia tốc hoặc con quay hồi chuyển để phát hiện chuyển động, giúp xác định vị trí của thiết bị.

Thiết bị theo dõi giấc ngủ có chính xác không?

Các chuyên gia đều khẳng định thiết bị theo dõi giấc ngủ hoạt động hiệu quả trong việc đo thời gian ngủ.

Theo Tiến sĩ Michael Grandner, chuyên gia tâm lý lâm sàng và Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Giấc ngủ và Sức khỏe tại Đại học Arizona (Mỹ), nhiều thiết bị trên thị trường có thể ước tính chính xác lượng giấc ngủ của bạn.

Một nghiên cứu so sánh năm thiết bị theo dõi giấc ngủ thương mại với các phương pháp đo chuyên sâu (đo hoạt động cơ thể, sóng não, hô hấp, nhịp tim) đã cho thấy kết quả khả quan trong việc xác định thời gian ngủ của 34 người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, Bác sĩ Daniel A. Combs, chuyên gia y học và nhi khoa tại Đại học Arizona (Mỹ), lại cho rằng các thiết bị này thường không cung cấp thông tin đáng tin cậy về thời gian dành cho từng giai đoạn ngủ, ví dụ như giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh). Các chuyên gia cũng bày tỏ sự nghi ngờ về tính chính xác của các lời khuyên mà thiết bị cung cấp.

Lợi ích của thiết bị theo dõi giấc ngủ là gì?

Theo Tiến sĩ Massimiliano de Zambotti, nhà nghiên cứu về giấc ngủ tại SRI International (Menlo Park, California, Mỹ), các nghiên cứu về lợi ích của thiết bị theo dõi giấc ngủ tuy còn hạn chế nhưng cho thấy tiềm năng nhất định của chúng.

Kết quả khảo sát của Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Mỹ cũng củng cố quan điểm này. 77% người sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ đánh giá thiết bị hữu ích và 68% đã thay đổi thói quen ngủ sau khi sử dụng.

Ông de Zambotti giải thích rằng thiết bị theo dõi giấc ngủ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về thói quen ngủ của bản thân, từ đó có thể điều chỉnh dựa trên dữ liệu được cung cấp.

Ví dụ, nếu dữ liệu cho thấy bạn thường thức dậy nhiều lần trong đêm, bạn có thể thử thay đổi thói quen sinh hoạt như hạn chế sử dụng caffeine trước khi ngủ, tạo môi trường ngủ thoải mái hơn, hoặc tập thể dục thường xuyên.

Tuy nhiên, de Zambotti cũng cảnh báo rằng người dùng không nên tự giải thích dữ liệu hoặc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu mà không có hướng dẫn phù hợp. Dữ liệu từ thiết bị theo dõi giấc ngủ có thể phức tạp và khó hiểu đối với người dùng không chuyên môn. Vì vậy việc tự giải thích dữ liệu có thể dẫn đến hiểu sai và đưa ra quyết định không phù hợp, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ai nên sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ?

Theo các chuyên gia, việc sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ có phù hợp với bạn hay không phụ thuộc vào tính cách và thái độ của bạn đối với giấc ngủ. Đối với một số người, sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ có thể dẫn đến hiện tượng "orthosomnia", tức là ám ảnh không lành mạnh về việc phải có một giấc ngủ hoàn hảo.

Tiến sĩ Joshua Tal, nhà tâm lý học lâm sàng tại New York (Mỹ), chia sẻ: "Tôi thường thấy điều này ở các bệnh nhân bị mất ngủ. Thiết bị theo dõi giấc ngủ cuối cùng lại gây ra thêm lo lắng vì người dùng quá bận tâm đạt được các mức độ ngủ sâu nhất định hoặc duy trì sự liên tục của giấc ngủ. Áp lực ngủ thêm này phản tác, khiến cho các đêm ngủ trở nên bồn chồn hơn."

Do đó, Tiến sĩ Tal không khuyến khích sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ cho những người có mức độ lo lắng cao về thói quen ngủ của mình. Thay vào đó, thiết bị này phù hợp với những người quan tâm đến sức khỏe, có động lực để thay đổi cuộc sống, có thể chấp nhận những sai sót và hiểu mục tiêu tổng thể là hướng đến sức khỏe chứ không phải “thành công”.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm