Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sỏi thận - triệu chứng và dự phòng

Sỏi thận là những viên sỏi cứng hình thành ở một hoặc cả hai bên thận. Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau ở lưng dưới, được biết đến như cơn đau quặn thận.

Sỏi thận - triệu chứng và dự phòng

Triệu chứng của sỏi thận

Nhiều viên sỏi thận quá nhỏ, không đủ đề gây đau đớn. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn có thể gây tắc niệu quản - ống dẫn từ thận đến bàng quang. Việc này có thể gây ra những triệu chứng như:

  • Đau ở một bên hoặc hai bên lưng dưới
  • Những cơn co thắt đột ngột gây đau đớn thường bắt đầu từ phần lưng phía dưới xương sườn, sau đó di chuyển xuống dưới và xung quanh phía trước bụng.
  • Đi tiểu ra máu
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc nôn mửa.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, có thể cảm thấy buốt khi đi tiểu

Cơn đau gây ra do sỏi thận, còn gọi là cơn đau quặn thận có thể rất nghiêm trọng. Bạn cảm thấy đau ở vị trí nào phụ thuộc vào việc viên sỏi đã đi được bao xa trong niệu quản trước khi bị tắc lại. Nếu vị trí bị tắc nghẽn là ở thận hoặc ở niệu quản trên, bạn có thể cảm thấy đau ở lưng dưới. Nếu viên sỏi  tắc ở phần dưới của niệu quản, bạn có thể cảm thấy đau ở háng hoặc ở cơ quan sinh dục.

Cơn đau có thể đánh thức bạn khi bạn đang ngủ và có thể kéo dài từ 3-18 tiếng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của sỏi thận, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay.

Chẩn đoán sỏi thận

Nếu bạn được chẩn đoán là có sỏi thận, bác sỹ sẽ kiểm tra nước tiểu của bạn, sử dụng một que thăm để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và máu trong nước tiểu. Mẫu nước tiểu có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành các xét nghiệm sâu hơn. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra việc nhiễm trùng và đo nồng độ các chất khoáng nhất định có thể gây sỏi thận. Xét nghiệm máu cũng có thể cho biết thận của bạn hoạt động có tốt không.

Bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán và kiểm tra kích thước, vị trí và loại sỏi thận. Các xét nghiệm có thể bạn sẽ phải làm bao gồm:

Chụp CT: Dùng tia X để thu hình ảnh ba chiều của thận và hệ tiết niệu. Chụp CT sẽ cho thấy kích thước và vị trí viên sỏi nếu có.

Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (IVU): Sử dụng một loại màu nhuộm đặc biệt để nhìn thấy hệ tiết niệu và bất kỳ viên sỏi nào trên ảnh chụp X quang. Bạn có thể phải làm xét nghiệm này nếu ở bệnh viện không sẵn có dịch vụ chụp CT.

Siêu âm: Dùng sóng siêu âm để chụp ảnh thận và hệ tiết niệu của bạn.

Chụp X quang: Sỏi thận thường có chứa canxi và sẽ có màu trắng trên phim X quang.

Bác sỹ cũng có thể lấy được mẫu sỏi thận bằng việc lọc nước tiểu qua giấy lọc. Viên sỏi sẽ được phân tích để xác định loại sỏi, từ đó định hướng cho việc điều trị và dự phòng.

Điều trị sỏi thận

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước viên sỏi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và việc trước đây bạn đã từng bị sỏi thận hay chưa. Đa số sỏi thận sẽ được điều trị mà không cần tới can thiệp y tế. Nếu bạn không quá đau và không có bất kỳ biến chứng nào, bạn có thể chữa tại nhà. Mặc dù vậy, bạn sẽ cần một vài loại thuốc giảm đau do bác sỹ kê đơn để làm giảm các triệu chứng. Bác sỹ cũng sẽ yêu cầu bạn uống nhièu nước để có thể làm tan viên sỏi thận

Can thiệp y tế

Bạn sẽ cần các can thiệp y tế thay vì điều trị tại nhà nếu bạn:

  • Vẫn cảm thấy đau sau khi uống thuốc giảm đau 1 giờ hoặc cơn đau quay trở lại
  • Cảm thấy quá đau và không thể xử lý tại nhà được
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng như tăng nhiệt độ và/hoặc nước tiểu đục
  • Không thể đi tiểu được
  • Mất nước vì nôn hoặc mệt mỏi
  • Chỉ có một bên thận hoạt động
  • Đang mang thai

Nếu bác sỹ nghĩ bạn bị nhiễm trùng, bạn sẽ được kê các loại thuốc kháng sinh.

Nếu viên sỏi của bạn nhỏ hơn 10 mm (1cm) và không cần phải lấy ra ngay lập lức, bác sỹ sẽ kê cho bạn các loại thuốc chẹn alpha. Những loại thuốc này sẽ khiến cho viên sỏi trôi ra ngoài theo nước tiểu.

Nếu viên sỏi của bạn quá lớn và không thể tự trôi ra ngoài theo nước tiểu, bác sỹ có thể sẽ tiến hành thủ thuật để lấy nó ra. Thủ thuật có thể là tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản hoặc tán sỏi thận qua da.

Dự phòng sỏi thận

Nếu bạn có sỏi thận, bác sỹ sẽ khuyên bạn tăng cường uống nước để giảm nguy cơ phát triển thêm sỏi thận. 

Nếu bạn có sỏi canxi, bạn nên:

  • Giảm tiêu thụ muối xuống dưới 3 gam muối một ngày. Không cho thêm muối vào thức ăn và không ăn các loại thức ăn chế biến sẵn.
  • Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như socola, trà, đại hoàng, rau bina, ngũ cốc và dâu tây
  • Ăn ít thịt, cá và thịt gia cầm. Gan, thận, cá trích còn nguyên da, cá mòi, cá cơm và da thịt gia cầm làm tăng lượng axit uric trong nước tiểu của bạn.
  • Không uống vitamin C quá 500 -1000mg một ngày bởi vitamin C sẽ gây ra việc hình thành oxalat trong cơ thể. Bạn cũng không nên sử dụng các chế phẩm có chứa vitamin D như dầu cá và vitamin tổng hợp bởi chúng sẽ làm tăng lượng canxi bạn tiêu thụ.

Tùy thuộc vào loại sỏi thận, bác sỹ có thể kê thêm một vài loại thuốc để dự phòng sỏi thận tái phát sau này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng sỏi thận bằng chế độ ăn hằng ngày

Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm