Say nắng nguy hiểm như thế nào
Theo bác sĩ Phan Thái Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, với thời tiết nắng nóng như hiện nay, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị say nắng. Tình trạng này dễ xảy ra khi chúng ta ở môi trường nắng gắt khoảng hơn một tiếng đồng hồ với nhiệt độ cao trên 40 độ C.
Đặc biệt, công nhân làm ở công trường, những người làm nông nghiệp bắt buộc phải tiếp xúc thời gian dài dưới ánh nắng thì càng nguy hiểm hơn. Hoặc khi làm việc tại những nơi có độ cao như leo thang, xây dựng cao ốc công trình, say nắng sẽ làm đầu choáng và ngã rất nguy hiểm.
Các biểu hiện của say nắng có thể từ những biểu hiện sớm là trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, da mặt đỏ gay, rối loạn tri giác, khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim tăng lên và có thể hôn mê. Biểu hiện muộn được phát hiện tại bệnh viện như suy thận, hủy cơ, tiêu gân, ảnh hưởng đến não, tim và có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
"Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào độ tuổi, bệnh lý kèm theo, thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cao và đặc thù công việc của người bệnh", bác sĩ Sơn cho biết.
Biểu hiện sớm của say nắng là mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tri giác và có thể hôn mê. Ảnh: Healthline
Sơ cứu người bị say nắng theo các bước sau:
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến nơi mát mẻ, thoáng khí.
- Cởi bỏ quần áo và sử dụng khăn ướt đắp vào cổ, nách, bẹn.
- Không nhúng người bệnh vào nước để tránh nguy cơ bị hít sặc.
- Cho bệnh nhân uống nước và nhất là những loại nước có điện giải.
- Nếu nạn nhân hôn mê, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho bệnh nhân.
Cách phòng chống say nắng:
- Uống đầy đủ nước.
- Nên mặc đồ rộng, sáng màu.
- Hạn chế làm việc vào khung giờ 11-14h.
- Khi ra ngoài thời tiết nắng nên trang bị đầy đủ các loại mũ nón rộng vành, khẩu trang, kính, quần áo và mũ bảo hộ lao động,...
- Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức. Thường xuyên nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát sau khoảng một tiếng đồng hồ làm việc.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo tránh say nắng khi đi du lịch mùa hè
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?