Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương pháp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật có thực sự tốt?

Theo chuyên gia, các bậc phụ huynh nếu thực hiện được theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự hợp tác và nhu cầu của trẻ.

Phương pháp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật có thực sự tốt?

Cứ mỗi lần phải cho con ăn, chị Nguyễn Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) lại cảm giác như đang phải... đánh vật cùng con. Bé Trương Phương Nhi (3 tuổi, con gái chị Lan – PV) từ nhỏ đã biếng ăn, thức ăn đưa vào miệng là bé chỉ ngậm.

Để con ăn hết một bát cơm, chị Lan phải mất cả tiếng đồng hồ, thậm chí hơn. Câu hỏi mà chị Lan đặt ra là liệu có cách nào để trẻ biếng ăn có hứng thú với các món ăn mà không phải ép?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, với trẻ biếng ăn, lười ăn, nguyên nhân quan trọng nhất là món ăn không mới lạ, không hấp dẫn cả về hình thức và hương vị. Như vậy, muốn kích thích trẻ hào hứng với đồ ăn thì việc các bà mẹ nên áp dụng là thường xuyên đổi mới hình thức và hương vị của món ăn.

Dẫn chứng về việc thường xuyên thay đổi đó, TS.Trương Hồng Sơn chỉ ra, có thể cùng là món trứng chiên nhưng mẹ có thể cho thêm một chút hành, một chút sốt mayone hoặc rong biển thì hương vị cũng đã khác. Hoặc nếu trẻ không thích ăn cơm truyền thống, các bà mẹ có thể làm món ăn kiểu tây cho trẻ như mỳ Ý (spaghetti) hay những loại súp thịt bò khác lạ khiến bé cảm nhận được tính mới trong mỗi món ăn.

Bên cạnh đó, hình thức của món ăn cũng không kém phần quan trọng. Nếu mẹ chịu khó bày biện đẹp mắt nhiều màu sắc hoặc áp dụng kiểu làm cơm hộp bento Nhật Bản thì bé sẽ hào hứng ăn và khám phá những điều thú vị ở mỗi món. Như vậy đối với bé, bữa ăn hàng ngày không còn bị ép buộc nữa mà sẽ giống như chơi đùa cùng với những thức ăn đầy màu sắc và hình dạng ngộ nghĩnh. 

Ngày nay, không ít các ông bố, bà mẹ áp dụng phương pháp nuôi con kiểu mới dựa trên quan điểm tôn trọng sở thích của con và để trẻ phát triển theo kiểu tự nhiên.

Mỗi một phương pháp nuôi con, kiểu truyền thống, kiểu Nhật hay phuơng pháp ăn dặm có chỉ huy, theo TS. Trương Hồng Sơn, đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do vậy, các bà mẹ cần tìm hiểu kỹ mỗi phương pháp để áp dụng cho con mình. Đặc biệt nếu cần, các mẹ có thể tham khảo thông tin thêm từ các bác sĩ dinh dưỡng để có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

Với những phương pháp mới này, nhiều bà mẹ tin rằng các bé sẽ tập phản xạ tự nhai ngay trong giai đoạn đầu nên hiếm có đứa trẻ nào có thói quen ngậm thức ăn.

TS. Sơn nêu ví dụ trường hợp gia đình chị Phạm Lan Hương (Đống Đa, Hà Nội). Mặc dù con gái chị Hương mới hơn một tuổi nhưng đã nhai rất tốt và mỗi khi đi chơi không phải lỉnh kỉnh thức ăn, đồ chế biến như nhiều bé cùng tuổi.

Nhiều người lo ngại về việc cho các bé ăn cháo sớm sẽ đau dạ dày nhưng không ít người vẫn tin tưởng phương pháp này bởi thực tế:

“Người Nhật sống thọ nhất thế giới. Điểm khác biệt của ăn dặm kiểu Nhật là thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thô sớm hơn so với phương pháp ăn dặm truyền thống. Thực hiện được theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự hợp tác và nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không thích ăn thô, không thể cứ ép con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bởi trẻ có thể bị bỏ đói dài dẫn tới suy dinh dưỡng.

Trong trường hợp này, các mẹ có thể xen kẽ 2 phương pháp trên. Bên cạnh đó, các mẹ còn nên lưu ý về số lượng thức ăn khi đưa ra cho bé và cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé”, TS.BS Trương Hồng Sơn phân tích.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bữa cháo ăn dặm cho trẻ trên 8 tháng tuổi

Nguyễn Huệ - Theo Người đưa tin
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm