Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều nên làm và không nên làm khi cho trẻ ăn dặm

Tập cho trẻ ăn dặm là một cột mốc thú vị mà chắc chắn trẻ sẽ hứng thú. Khi bạn bắt đầu đưa trẻ đến với thế giới của các loại thực phẩm rắn, bạn đang giúp trẻ hình dung thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống trong khi thiết lập một mô hình ăn uống lành mạnh

Liệu con của tôi đã sẵn sàng ăn dặm?

Nên: hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Hầu hết mọi người trong ngành y khoa đều nhất trí rằng thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được từ 4 đến 6 tháng tuổi. Để ý những dấu hiệu mà chỉ rằng trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như tự ngồi dậy, kiểm soát được đầu và cổ tốt, giữ được gần hết thức ăn trong mồm và nuốt chúng.

Không nên: so sánh sự phát triển hay sự sẵn sàng để ăn dặm của con bạn với những trẻ khác. Không phải trẻ nào cũng đạt các cột mốc giống nhau. Không bao giờ ép trẻ ăn khi thấy trẻ khóc hay quay đi khi bạn cho trẻ ăn thức ăn rắn. Trẻ có thể chưa sẵn sàng để thử ăn từ thìa hay chỉ đơn giản là chúng chưa đói. Quay lại với việc cho bú mẹ hoặc bú bình một đến hai ngày trước khi thử lại

Tôi nên cho con ăn những thực phẩm nào?

Nên: bắt đầu với một loại ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hay trái cây hoặc rau xay nhuyễn. Một vài thực phẩm đơn giản đầu tiên của trẻ sơ sinh là bột ăn dặm bổ sung sắt, bơ xay nhuyễn, chuối, khoai lang, cà rốt, các loại đậu. Trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức với thức ăn xay nhuyễn cho đến khi được một hỗn hợp lỏng, mềm mượt. Dần dần giảm độ mịn của thức ăn xay khi trẻ có thể nuốt mà không gặp vấn đề gì. Đợi 3-4 ngày trước khi tập cho trẻ ăn thức ăn khác. Nếu bạn nghi ngờ có những phản ứng với thực phẩm, dừng cho trẻ ăn thức ăn mới ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Cách cho trẻ ăn như thế nào?

Nên: hãy thư giãn. Hầu hết những lần cho ăn dặm đầu thì thức ăn sẽ dây ra mặt, tay và yếm của trẻ. Không có một khẩu phần chính xác nào về thực phẩm rắn cho trẻ nhưng quy tắc thông thường là bắt đầu với một lượng nhỏ, cho trẻ ăn khoảng một đến hai thìa thức ăn xay nhuyễn. Và dần dần tăng khẩu phần lên.

Không nên: cho trẻ ăn thức ăn rắn bằng bình. Luôn cho ăn bằng thìa từ bát chứ không phải từ lọ chứa thực phẩm trừ khi trẻ có thể ăn hết chúng. Cho trẻ ăn thẳng từ lọ có thể sẽ đưa vi khuẩn từ miệng của trẻ đến thìa rồi vào lại thực phẩm, gây ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như trẻ vẫn đói, dùng thìa sạch để lấy thêm thức ăn từ lọ. Thỉnh thoảng trẻ sẽ quay đi hoặc ngậm miệng lại khi bạn đút cho trẻ. Nếu tình huống này xảy ra hãy dừng cho trẻ ăn ngay. Việc không bao giờ bắt trẻ ăn là rất quan trọng.

Dù thế nào cũng đừng nản lòng và hãy tận hưởng trải nghiệm này. Với một chút kiên nhẫn và sáng tạo, bạn có thể làm cho lần đầu ăn dặm của trẻ trở thành một trải nghiệm thú vị và cho tất cả mọi người cùng tham gia.

Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm