Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách lựa chọn và vệ sinh dụng cụ ăn dặm đúng cách cho bé

Nhiễm khuẩn dụng cụ ăn dặm là một trong những nguyên nhân chính gây các vấn đề rối loạn tiêu hóa cho các bé từ nhẹ đến nặng (nhẹ như từ đầy hơi khó chịu- triệu chứng này cha mẹ thường không biết do bé không biết nói, mà chỉ biểu hiện là chán ăn và hay khóc khi ăn - nặng có thể dẫn đến tiêu chảy, sốt - bệnh lý nặng, đã có sự tổn thương đường ruột).

Hơn nữa, lựa chọn các thiết bị dùng trong ăn dặm nên lựa chọn loại vật liệu an toàn với các bé dưới 3 tuổi, có kích thước phù hợp (không quá lớn hoặc quá nhỏ), dễ vệ sinh sau khi sử dụng.

Lựa chọn và vệ sinh các dụng cụ ăn dặm cho bé đúng cách

Nhiễm khuẩn dụng cụ ăn dặm là một trong những nguyên nhân chính gây các vấn đề rối loạn tiêu hóa cho các bé từ nhẹ đến nặng (nhẹ như từ đầy hơi khó chịu- triệu chứng này cha mẹ thường không biết do bé không biết nói, mà chỉ biểu hiện là chán ăn và hay khóc khi ăn - nặng có thể dẫn đến tiêu chảy, sốt - bệnh lý nặng, đã có sự tổn thương đường ruột).

Hơn nữa, lựa chọn các thiết bị dùng trong ăn dặm nên lựa chọn loại vật liệu an toàn với các bé dưới 3 tuổi, có kích thước phù hợp (không quá lớn hoặc quá nhỏ), dễ vệ sinh sau khi sử dụng.

Các thiết bị cần cho ăn gặm gồm

Đây là 1 số thiết bị quan trọng gợi ý trong ăn dặm an toàn cho bé

* 1 cái chén nhựa (để đút bé ăn)

* 2 muỗng nhựa đút bé ăn gồm dung tích 3mL và 5mL: 

- Muỗng 3mL dùng để cho dầu vào thức ăn cho bé hoặc những lúc bé biếng ăn, hoặc dùng để thử món mới theo phương pháp 3 day wait. 

- Muỗng 5mL dùng đút bé ăn hằng ngày

* 6 hộp nhựa tốt có nắp kín, dùng được lò vi sóng, đông lạnh cũng được, có dung tích là 60-80ml:

- 3 hộp dùng để trái cây, giữ lạnh trong ngăn mát

- 2 hộp để đồ ăn chín

- 1 hộp để canh, súp

* 1 hộp nhựa có nắp để cơm/cháo, dung tích là 200ml, dùng để bảo quản lạnh trong ngăn mát, không dùng đông lạnh

* 2 vĩ viên đá (dung tích 60ml/viên), có nắp đậy, nhựa tốt dùng để trữ đông trên 3 tháng.
- 1 vĩ dùng để trữ đồ ăn
- 1 vĩ dùng để trữ rau củ

* 1 thau bằng inox dùng để rửa thịt gà (không dùng để rữa gì khác ngoài thịt gà)

* 3 cái thớt:

-1 cái dành cho thực phẩm sống

-1 cái dành cho thực phẩm chín, trái cây,

- 1 cái dành cho thịt gia cầm sống

Nguyên tắc vệ sinh - an toàn cần nhớ

Gs.Bs. Renfrew, Trung tâm nghiên cứu sức khỏe trẻ sơ sinh và bà mẹ ĐH York, Anh quốc nhấn mạnh: về những nguyên tắc an toàn và vệ sinh, cha mẹ cần được giáo dục và nắm rõ để giảm các nguy cơ bệnh tiêu hóa và ung thư cho các bé.

Nguyên tắc an toàn: tất cả dụng cụ dùng cho bé là chọn vật liệu không dễ vỡ (không dùng bằng thủy tinh), nên bằng nhựa (không chứa BPA -Bisphenol A), nhìn vào nhãn hiệu hoặc dưới đáy hộp có các biểu tượng (xem hình đính kèm)

*Hình hoa tuyết: có thể dùng khi đông lạnh

*Hình lò vi sóng: có thể dùng trong lò vi sóng

*Hình Cái ly và cái nĩa: vật liệu an toàn với thực phẩm

*Hình tam giác có số bên trong [ các số này ám chỉ chất liệu nhựa]: Các số chấp nhận được cho các bé là 2, 4, 5. Các số còn lại (1,3, 6, 7) nên tránh với các bé.

Tuyệt đối không

- Dùng hộp nhựa tái chế

- Dùng hộp/chai thủy tinh đã dùng rồi, tái sử dụng lại

- Không đựng thức ăn của bé trong các hộp cơm bằng giấy (VD như hộp cơm tấm, bịt ni lon thông thường)

Nguyên tắc an toàn khi rửa gia cầm ( thịt gà/vịt/chim)

Dùng 1 thau inox để rửa các thịt gia cầm. Cho nước vào thau, để nguyên con hoặc nguyên miếng vào rửa. Đổ và thay nước nhẹ nhàng, sau đó rửa lại 2-3 lần nữa. Tuyệt đối không rửa dưới vòi nước chảy vì đây là cách mà vi khuẩn gây tiêu chảy, (hoặc gây đi phân nhầy lâu dài ở các bé) lan truyền vào các dụng cụ khác, gây nhiễm vào các bé, gây viêm ruột.

Sau khi rửa xong, cắt gà trên 1 cái thớt dành riêng cho gia cầm, cắt nhẹ nhàng, tránh để vung vẫy.

Sau khi rửa xong, nên rửa xà phòng diệt khuẩn thớt và thau inox, dùng vải dành riêng lau khô. Đồng thời vệ sinh khu vực làm thịt gia cầm.

Nguyên tắc vệ sinh dụng cụ

Các bé từ 5.5 tháng - 6 tháng tuổi: dụng cụ ăn dặm (muỗng, chén, dĩa, ti giả) là cần thanh trùng nhiệt độ trước khi dùng.

Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên: dụng cụ ăn dặm không cần thanh trùng nhiệt độ, chỉ cần ngâm rữa xà phòng diệt khuẩn 2 phút, và rửa lại với nước nóng là được. Nhưng ti giả vẫn cần thanh trùng nhiệt độ khi bé đến 1 tuổi.

Các bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, bị giun thì vẫn nên thanh trùng dụng cụ bằng nhiệt độ, đến khi các bé khỏe mạnh trở lại.

Cách thanh trùng bằng nhiệt độ

Đầu tiên, các dụng cụ nên rửa bằng xà phòng, và bằng nước sạch

Sau đó, cho nước vào một nồi lớn đun sôi và cho các dụng cụ vào đun sôi 10 phút. Sau đó lấy ra và úp khô.

bác sĩ Anh Nguyễn - Theo KYNA
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm