Dùng điện thoại khi đang gần trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là chuyện được xếp vào dạng 'biết rồi, khổ lắm, nói mãi'. Nhưng dường như nói mãi mà nhiều bà mẹ, ông bố bỉm sữa chưa thấm, vẫn vô tư một tay ôm con, một tay lướt điện thoại.
Có lẽ hình ảnh bố mẹ hí hoáy lựa góc chụp đứa con bé bỏng vừa chào đời để thông báo đến 'cả thế giới' là điều khá quen thuộc. Nhưng liệu khi họ biết rằng hành động đó có thể khiến khả năng phát triển não bộ ở con chậm đến 40%, họ có hối hận chăng? Chưa kể đến việc nếu quên tắt đèn flash trên điện thoại, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng khiến thị lực trẻ.
Còn nhớ vào tháng 3/2016, một bài báo từng đưa tin rằng 100 nhà khoa học đang khẩn cầu Liên Hợp Quốc cảnh báo về tác động khủng khiếp của điện thoại lên trẻ em. Theo Tiến sĩ Devra Davis - người rất có uy tín sau những cuộc nghiên cứu về tác hại của điện thoại di động - thì bức xạ từ điện thoại sẽ làm thay đổi tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng khả năng học hỏi của trẻ.
Theo đó, não bộ của trẻ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, vỏ hộp sọ cũng mỏng hơn nhiều. Do vậy, lượng bức xạ hấp thụ vào trẻ từ điện thoại di động khiến chúng dễ bị tổn hại hơn rất nhiều so với người lớn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh bởi vừa ra đời, trẻ đang từng bước thích nghi với môi trường sống mới và bức xạ từ điện thoại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Ngoài ra, việc nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh làm tăng lượng bức xạ. Nghiêm trọng hơn, sạc điện thoại gần nơi trẻ sơ sinh nằm làm bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường, khiến trẻ quấy khóc rất nhiều, đồng thời cũng bị chậm lớn.
Nếu bạn không quan tâm lắm đến những thông tin khoa học như trên hay vẫn chưa tin vào độ chính xác của các cuộc nghiên cứu, thì thôi, bạn có thể gác thông tin ấy sang một bên, từ từ nghiên cứu. Nhưng bạn nhất thiết phải biết rõ thông tin này: vừa cho con bú vừa dùng điện thoại di động ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của trẻ.
Bác sĩ Kateyune Kaeni, đồng thời là nhà tâm lí học chuyên ngành tâm thần sản phụ khoa của Trung tâm Y tế Valley Pomona, California, Mỹ phát biểu với tờ The Sun: 'Với một đứa trẻ mới sinh ra thì tầm nhìn của chúng đơn giản là từ bầu vú đến gương mặt mẹ. Đó là độ xa chúng có thể thấy. Vì thế, trẻ sơ sinh sẽ nhìn chằm chằm theo hướng đó. Khi trẻ cố gắng giao tiếp với mẹ bằng cách tạo ra âm thanh, cười nhưng lại không nhận được sự đáp trả từ mẹ, trẻ sẽ học được rằng chúng không thể dựa vào phản hồi của bạn. Dần dần, trẻ sẽ cáu kỉnh, lặp đi lặp lại hành vi cho đến khi nào được mẹ chú ý'.
Ngoài ra, bà cũng cho biết thêm: 'Cho con bú là khoảng thời gian tạo sự gắn kết giữa hai mẹ con. Bằng ánh mắt, mẹ cũng có thể bày tỏ tình thương yêu với con hay phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con. Nhưng khi cho con bú mà người mẹ chỉ tập trung vào điện thoại, nghĩa là họ đã bỏ qua cơ hội kết nối với con, đồng thời không biết đến những thông điệp mà con muốn nhắn gửi'.
Thế nên, hỡi những bà mẹ, hay bỏ thói quen một tay ôm con, tay còn lại tranh thủ lướt điện thoại đi nhé. Hãy nhớ rằng tuổi thơ của con chỉ có một, qua đi rồi thì bạn chẳng bao giờ có lại được. Đừng mải mê quay hình, chụp ảnh con mà bỏ qua việc giao tiếp với con. Hãy để con được nhìn thấy ánh mắt trìu mến của mẹ, chứ không phải là cái lưng điện thoại đầy buồn tẻ.
Mẹ cần lưu ý:
- Không để điện thoại phía đầu trẻ, tránh bức xạ và sóng điện thoại tiếp xúc gần với trẻ.
- Không sạc điện thoại ở nơi con nằm, vừa giảm thiểu nguy hiểm nếu chập điện xảy ra, vừa không để bức xạ ảnh hưởng đến con.
- Tắt đèn flash trước khi chụp ảnh con.
- Hạn chế dùng điện thoại gần con ở mức tối đa.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.