Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng say nắng và đột quỵ do thời tiết

Thời tiết oi bức, cơ thể dễ say nắng khi ra ngoài trời, thậm chí đột quỵ nếu không xử trí kịp thời.

Cơ thể cân bằng và thích nghi với nhiệt độ môi trường nhờ trung tâm điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, khả năng này có giới hạn nhất định, tùy vào thể trạng mỗi người. Thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều, gây mất nước và điện giải.

Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch. Vì vậy, nắng nóng kéo dài khiến nhiều người bứt rứt khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ… và chờ trực nguy cơ đột quỵ.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng nhóm điều dưỡng người cao tuổi, Phòng khám Gia đình Việt Úc, cần phân biệt giữa say nắng và đột quỵ để có hướng xử trí đúng và cấp cứu kịp thời. Say nắng do làm việc trong môi trường có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đi kèm triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sây sẩm…

Đột quỵ do chịu đựng nắng nóng kéo dài hoặc sốc nhiệt. Chênh lệch nhiệt độ khi đi từ ngoài trời vào phòng điều hòa, tắm nước lạnh… cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra cơn đột quỵ. Các dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững, miệng méo một bên, yếu tay chân cùng bên, nói khó, nói không thành tiếng, phát âm không rõ ràng…

Với thời tiết như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể say nắng hoặc đột quỵ do thời tiết, kể cả thanh niên. Người già có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là người mắc các bệnh lý mãn tính hoặc có tiền sử đột quỵ.

Quá trình sơ cứu người bệnh đột quỵ tại Phòng khám Gia đình Việt Úc 

Để phòng ngừa say nắng và đột quỵ, bác sĩ Ngọc khuyên không hoạt động ngoài trời nắng gắt trong khoảng 11-14h, nên đi lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu phải ra ngoài, cần trang bị đầy đủ phương tiện che chắn như mũ rộng vành, áo mỏng nhẹ chất liệu cotton, kính, khẩu trang… và đi vào chỗ bóng râm. Khi dùng điều hòa nhiệt độ, chỉ nên bật mức 26-28 độ C, chênh lệch không quá 7 độ so với ngoài trời. Ngoài ra, phải theo dõi dự báo thời tiết và nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo say nắng hoặc đột quỵ.

Tuyệt đối không hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi hoặc thời tiết nắng nóng, cố gắng uống nhiều nước ngay cả khi không khát, trung bình 1,5-2 lít mỗi ngày. Người già nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C như rau xanh, cam, bưởi, dưa hấu… ; hạn chế rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn, thuốc lá; tránh stress và ngủ đủ giấc. Nếu có các bệnh lý tiềm tàng như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu hoặc có tiền sử đột quỵ... cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế và thực hiện chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.

Khi nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu say nắng, cần gọi ngay cấp cứu ngay. Đồng thời đưa vào nơi râm mát; nới rộng hoặc cởi bỏ quần áo; dùng quạt làm thoáng không khí; chườm mát các vùng trán, gáy, bẹn, nách; cho uống nước mát. Nếu thấy dấu hiệu đột quỵ, ngoài cách xử trí trên cần đặt người bệnh nghiêng đầu sang một bên. Hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngừng tim, ngừng thở và chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất, không nên để ở nhà. Nếu bệnh nhân lên cơn co giật, loại bỏ các đồ đạc xung quanh để ngăn ngừa chấn thương.

An San - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm