Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phải chăng giảm ăn thịt sẽ ít nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn?

Theo Nhật báo Anh Independent, một nghiên cứu mới cho thấy người thích ăn rau củ và cá ít bị nhiễm COVID-19. Mặc dù các nghiên cứu chưa đúng hoàn toàn, nhưng dường như thực phẩm ít carbohydrate và có hàm lượng đạm cao sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh nặng.

Theo các nghiên cứu được xuất bản trong Tạp chí dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe BMJ, dữ liệu nghiên cứu thực hiện ở các nhân viên y tế thuộc sáu quốc gia (trong đó có Anh) cho thấy việc ăn chay sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 lên đến 73%. Trong khi đó, ăn mặn chỉ giúp phòng ngừa COVID-19 khoảng 59%.

Trong nghiên cứu có một bảng câu hỏi dựa theo trang web để hiểu mối liên hệ giữa bệnh hô hấp và chế độ dinh dưỡng. Cuộc nghiên cứu thăm hỏi 2.300 người không nhiễm virus SARS-CoV-2 và 568 người bị nhiễm.

Trong nhóm người nhiễm virus SARS-CoV-2, 138 bệnh nhân cho biết họ bị triệu chứng nặng. Trong khi 430 người còn lại cho hay họ bị bệnh nhẹ.

Nhóm người tham gia đã xem xét thực phẩm một năm trước khi đại dịch COVID-19, có 11 lựa chọn: thực phẩm nguyên chất, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, chế độ ăn ketogenic, chế độ ăn chay, ăn theo phong cách Địa Trung Hải, ăn cá và rau (không ăn thịt), ăn uống theo chế độ thời tiền sử (thời đồ đá), chế độ dinh dưỡng ít chất béo, chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate, chế độ dinh dưỡng giàu đạm… hay họ không ăn theo chế độ nào.

Trong 568 người báo cáo mình từng bị bệnh, chỉ 41 người tuân thủ chế độ ăn chay. 46 người khác bị bệnh khi tuân thủ chố độ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau.

Các tác giả trong đội nghiên cứu Mỹ cho biết: “Ở 6 quốc gia, chế độ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Chế độ dinh dưỡng trên sẽ giúp chúng ta tránh bị triệu chứng nặng của COVID-19. Chế độ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau sẽ giúp chúng ta ít bị nhiễm COVID-19”.

Gunter Kuhnle, giáo sư chuyên về dinh dưỡng và ẩm thực thuộc Đại học Reading cho biết: “Kể từ đầu đại dịch cho đến nay, chúng tôi đã suy đoán nhiều về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu này đang cố gắng giải đáp mọi câu hỏi, nhưng vẫn có một số hạn chế cần xem xét: nghiên cứu này phụ thuộc vào việc tự báo cáo và nhiều dữ liệu tự ghi nhận về chế độ dinh dưỡng của bản thân không đáng tin cậy”.

Giáo sư Francois Balloux thuộc Viện Di truyền học UCL tuyên bố: “Nghiên cứu cho thấy bác sĩ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau củ sẽ ít bị bệnh nặng khi nhiễm COVID-19. Phạm vi nghiên cứu tốt và cuộc phân tích được thực hiện một cách thông thạo. Cần đánh giá kỹ hơn nhằm có được mối liên hệ trực tiếp chính xác giữa chế độ dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm COVID-19. Nghiên cứu đang chú trọng đến thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Chúng sẽ đương đầu với virus SARS-CoV-2 ra sao”.

Theo hướng dẫn của Eatwell, chế độ dinh dưỡng của người ăn chay chỉ bao gồm rau củ, lúa mạch, hạt và trái cây. Họ không ăn thịt động vật, trong đó có cả trứng và sữa.

Theo Worldometers, tính đến chiều 08/06/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 174.731.945 người, tổng số ca phục hồi là 158.430.895 người và tổng số ca tử vong toàn cầu là 3.762.271 người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cập nhật về các chủng virus SARS-CoV-2 hiện hành.

Theo các nghiên cứu được xuất bản trong Tạp chí dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe BMJ, dữ liệu nghiên cứu thực hiện ở các nhân viên y tế thuộc sáu quốc gia (trong đó có Anh) cho thấy việc ăn chay sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 lên đến 73%. Trong khi đó, ăn mặn chỉ giúp phòng ngừa COVID-19 khoảng 59%.

Trong nghiên cứu có một bảng câu hỏi dựa theo trang web để hiểu mối liên hệ giữa bệnh hô hấp và chế độ dinh dưỡng. Cuộc nghiên cứu thăm hỏi 2.300 người không nhiễm virus SARS-CoV-2 và 568 người bị nhiễm.

Trong nhóm người nhiễm virus SARS-CoV-2, 138 bệnh nhân cho biết họ bị triệu chứng nặng. Trong khi 430 người còn lại cho hay họ bị bệnh nhẹ.

Nhóm người tham gia đã xem xét thực phẩm một năm trước khi đại dịch COVID-19, có 11 lựa chọn: thực phẩm nguyên chất, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, chế độ ăn ketogenic, chế độ ăn chay, ăn theo phong cách Địa Trung Hải, ăn cá và rau (không ăn thịt), ăn uống theo chế độ thời tiền sử (thời đồ đá), chế độ dinh dưỡng ít chất béo, chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate, chế độ dinh dưỡng giàu đạm… hay họ không ăn theo chế độ nào.

Trong 568 người báo cáo mình từng bị bệnh, chỉ 41 người tuân thủ chế độ ăn chay. 46 người khác bị bệnh khi tuân thủ chố độ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau.

Các tác giả trong đội nghiên cứu Mỹ cho biết: “Ở 6 quốc gia, chế độ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Chế độ dinh dưỡng trên sẽ giúp chúng ta tránh bị triệu chứng nặng của COVID-19. Chế độ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau sẽ giúp chúng ta ít bị nhiễm COVID-19”.

Gunter Kuhnle, giáo sư chuyên về dinh dưỡng và ẩm thực thuộc Đại học Reading cho biết: “Kể từ đầu đại dịch cho đến nay, chúng tôi đã suy đoán nhiều về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu này đang cố gắng giải đáp mọi câu hỏi, nhưng vẫn có một số hạn chế cần xem xét: nghiên cứu này phụ thuộc vào việc tự báo cáo và nhiều dữ liệu tự ghi nhận về chế độ dinh dưỡng của bản thân không đáng tin cậy”.

Giáo sư Francois Balloux thuộc Viện Di truyền học UCL tuyên bố: “Nghiên cứu cho thấy bác sĩ ăn chay hay chỉ ăn cá và rau củ sẽ ít bị bệnh nặng khi nhiễm COVID-19. Phạm vi nghiên cứu tốt và cuộc phân tích được thực hiện một cách thông thạo. Cần đánh giá kỹ hơn nhằm có được mối liên hệ trực tiếp chính xác giữa chế độ dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng khi bị nhiễm COVID-19. Nghiên cứu đang chú trọng đến thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Chúng sẽ đương đầu với virus SARS-CoV-2 ra sao”.

Theo hướng dẫn của Eatwell, chế độ dinh dưỡng của người ăn chay chỉ bao gồm rau củ, lúa mạch, hạt và trái cây. Họ không ăn thịt động vật, trong đó có cả trứng và sữa.

Theo Worldometers, tính đến chiều 08/06/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 174.731.945 người, tổng số ca phục hồi là 158.430.895 người và tổng số ca tử vong toàn cầu là 3.762.271 người.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm