Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nụ hoa gừng - đặc sản núi rừng mỗi năm chỉ có một mùa "hút" khách

Vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, hoa gừng từ món ăn của người vùng cao được đưa "xuống phố", trở thành đặc sản cả năm chỉ có một mùa "hút" khách thưởng thức.

Vài năm trở lại đây, cứ độ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch là trên các chợ mạng lại nhộn nhịp "người mua kẻ bán" nụ hoa gừng. Chúng được xem là món quà từ tự nhiên, thường mọc ở trong rừng nên không phải ai cũng biết đến. Ở vùng cao, nhất là khu vực Tây Bắc, bà con địa phương thường thu hoạch nụ hoa gừng để làm thức ăn.

Một số nhà hàng, quán ăn vùng cao cũng phục vụ du khách các món ăn chế biến cùng nụ hoa gừng. Bởi thế mà chúng dần được thực khách miền xuôi biết tới và thưởng thức.

Nụ hoa gừng vốn là món ăn dân dã của bà con ở vùng cao, nay "xuống phố" thành đặc sản "hút" khách thưởng thức.

(Ảnh: Thanh Thanh)

Nụ hoa gừng có kích thước cỡ ngón tay cái và phần cuống dài khoảng 10-15cm, màu xanh đậm, thoang thoảng mùi thơm như củ gừng. Thoạt nhìn, nhiều người thường nhầm đây là mầm non của cây tre hoặc măng tây.

Theo một số tiểu thương cho biết, nụ hoa gừng thường có từ tầm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch, mỗi năm chỉ có một mùa. Tùy điều kiện thời tiết mà mùa hoa có thể đến sớm hoặc kéo dài, kết thúc muộn hơn. Vào thời gian này, bà con vùng cao lại vào rừng thu hoạch nụ hoa gừng.

Nụ hoa gừng sau khi sơ chế sạch sẽ, để lộ những cánh hoa trắng ngần, tỏa mùi hương nồng dịu.

(Ảnh: Lê Hoàng Trang Hân)

Nụ hoa gừng có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào thịt bò, nấu canh, kho cá... Chúng có vị hơi cay, nồng nên rất hữu ích trong việc làm ấm bụng, giải cảm. Một số người còn phơi khô nụ hoa gừng để pha trà, làm thức uống tốt cho sức khỏe.

Để sơ chế hoa gừng, người ta đem bóc lớp bẹ già, tước vỏ bên ngoài của phần cuống và nụ rồi rửa sạch, bổ đôi hoặc giữ nguyên. Một số người từng thưởng thức nụ hoa gừng nhận xét, loại nguyên liệu này hơi khó ăn nếu không quen. Chúng có mùi hăng, cay nồng giống củ gừng, chỉ nên sử dụng lượng vừa phải cho món ăn dậy vị thơm.

Nụ hoa gừng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn như xào thịt, nấu canh, kho cá,...

(Ảnh: Thanh Thanh)

Món cá kho hoa gừng. Vài lát nụ hoa gừng mỏng manh cũng đủ làm món ăn dậy mùi thơm, giảm độ tanh cho cá.

(Ảnh: Thanh Thanh)

Phần nụ hoa tuy hơi hắc, ngăm nhưng phần cuống dài lại giòn, vị ngọt nên được nhiều người yêu thích. Tại Hà Nội, nụ hoa gừng được bán với giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg.

Ngoài làm nguyên liệu chế biến món ăn, nụ hoa gừng còn được đem cắm vào bình, trang trí không gian sống như nhiều loài hoa khác, tạo mùi hương thoang thoảng giúp gia chủ cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

Chị Thanh Thủy (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Năm ngoái, mình được bạn bè ở Sơn La giới thiệu nên biết đến nụ hoa gừng. Lần đầu ăn chưa quen nhưng càng thưởng thức càng thích. Nụ hoa gừng hơi hăng nhẹ nhưng khá giòn, có mùi thơm dễ chịu nên gia đình mình rất thích. Trước thời điểm thu hoạch, mình thường nhờ người quen từ sớm để dặn mua hoa gừng gửi cho".

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trà gừng có tác dụng phụ gì không?

Thảo Trinh - Theo Dân trí
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm