Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những “tử thần” đến từ đại dương

Trong tự nhiên, các loài động vật - thực vật có màu sắc sặc sỡ , rực rỡ bao nhiêu thì độc tố và mức độ nguy hại cao bấy nhiêu. Màu sắc rực rỡ hơn mức bình thường của các loài nói trên là dấu hiệu để con người nhận biết, đề phòng; nhưng vẫn xảy ra những trường hợp ngô độc vì ăn phải những sinh vật có độc tố này.

Cua mặt quỷ

Cua mặt quỷ là một trong những loài cua có độc sinh sống ở vùng biển nước ta, có nhiều ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Cua mặt quỷ thường ẩn mình ở các vùng cạn, vùng triều thấp; chúng có màu gần giống với màu san hô nên rất khó  nhận diện.

Theo thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm. Mai cua có nhiều u lồi dẹt, màu sắc bắt mắt, không giống các loài cua biển thực phẩm. Cua mặt quỷ có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua  có màu nâu đen.

Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua mặt quỷ có chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin, tương tự như chất độc có trong cá nóc. Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp; có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.

Trong thời gian gần đây, bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã tiếp nhận và kịp thời cứu sống nam bệnh nhân 34 tuổi được chuyển từ trung tâm y tế quân dân y Côn Đảo bị ngộ độc với nhiều dấu hiệu nặng, có tiên lượng xấu do ăn nhằm phải cua mặt quỷ. Điều đáng nói, bệnh nhân này chỉ ăn một lượng rất nhỏ, nhưng mức độ nguy kịch rất cao, điều này cho thấy độc tố có trong cua mặt quỷ có mức độ nguy hiểm khôn lường.

Cua mặt quỷ.

Bạch tuộc đốm xanh

Bạch tuộc đốm xanh là một trong những loại bạch tuộc độc nhất, dễ dàng nhận biết với những đốm xanh bên ngoài da, khi kích động hoặc chuẩn bị tấn công các đốm xanh này trở nên rực rỡ, vô cùng xinh đẹp. Chúng thường ăn động vật nhỏ như: cua, tôm, và các loại giáp xác khác. Bạch tuộc đốm xanh còn được xem là sinh vật biển độc nhất thế giới.

Tetrodotoxin là thành phần chính có trong chất độc của bạch tuộc đốm xanh, một vết cắn rất nhỏ của loài bạch tuộc này có thể gây tử vong đối với nạn nhân của nó, vì tốc độ chất độc xâm nhập vào máu, đi vào hệ tuần hoàn và tác động lên hệ thống của nạn nhân thông qua vết cắn rất nhanh.

Một số kinh nghiệm dân gian đem thực phẩm nghi ngờ có độc cho động vật ăn thử, nếu không có dấu hiệu ngộ độc thì thực phẩm đó an toàn. Điều này không hoàn toàn chính xác, vì có những chất độc có thể không độc với động vật, nhưng có thể gây độc với con người.

Tại Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp ngư dân nhập viện cấp cứu do nhiễm độc bạch tuộc đốm xanh, và đã có trường hợp tử vong. Không chỉ xuất hiện trong nọc độc của loài bạch tuộc đốm xanh, Tetrodotoxin còn có trong một số bộ phận, mô mềm của loài bạch tuộc này, nên việc ăn phải loài bạch tuộc đốm xanh sẽ có  nguy cơ ngộ độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Cá nóc

Sử dụng cá nóc làm thực phẩm là tập quán lâu đời của người dân một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.....Đã từ lâu, chúng ta đã biết dùng cá nóc làm thực phẩm với nhiều dạng chế biến khác nhau như: luộc, rán, làm chả, nấu cháo, phơi khô, chế biến nước mắm...

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản, ở nước ta đã tìm thấy và định danh được 38 loài cá nóc khác nhau trên 3 vùng biển; trong đó có 21 loài chứa độc (10 loài chứa độc tính mạnh, 7 loài trung bình và 4 loài có độc tính nhẹ). Các loài cá nóc có hình thái khá tương tự nhau, việc phân biệt có thể gặp nhiều khó khăn đối với người dân. Để đảm bảo an toàn, người dân không nên ăn thịt cá nóc, có thể gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng, nếu ăn phải cá có chứa độc tố.

Trong cá nóc, độc tố được tìm thấy ở nhiều cơ quan với hàm lượng khác nhau theo thứ tự trứng > tinh sào > gan > ruột > da > thịt; trong đó các chất độc được tìm thấy ở dạng một hỗn hợp các chất độc có nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53%.

Thiên nhiên là một thế giới vô cùng kỳ thú. “Hoa hồng đẹp thì có gai”, “màu sắc sặc sỡ thường mang độc”, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng, người dân tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng an toàn thực phẩm. Khi có các triệu chứng ngộ độc như tê răng, tê đầu lưỡi, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi, tiết nước dãi, đau bụng thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong khi chờ vận chuyển cấp cứu, phải bằng mọi cách gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

PHÚC VÕ - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/11/2024

    Xăm hình có thể gây ung thư?

    Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.

  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

Xem thêm