Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân biệt hải sản có độc tố và hải sản an toàn?

Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, thủy - hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất. Bài viết dưới đây có thể giúp chúng ta phân biệt hải sản an toàn và không an toàn cũng như cách xử lý khi ăn phải hải sản độc.

I. Hải sản độc là gì?

Hải sản độc là hải sản có thể chứa độc tố bên trong và gây tử vong cho người ăn. Ở Việt Nam, có chừng 41 loại hải sản có độc đã được liệt kê, bao gồm: cá nóc, cá bống vân may, sam, cua hạt, so biển, và mực đốm xanh… Trong đó, cá nóc chấm cam và cá nóc chuột là hai loại cá độc hại nhất không được ăn.

Cá nóc chứa độc tố tên Tetrodotoxin. Đây là độc tố tập trung ở gan, thận tụy, cơ quan sinh sản của cá. Khi ăn phải loại cá độc này, ban đầu người ăn sẽ cảm thấy ngứa lưỡi và tê miệng. Một lúc sau, người đó sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị sùi bọt mép và không thể nói chuyện được.

Chỉ cần 100 gram gan hay trứng cá nóc chấm cam có thể lấy đi sinh mạng của một người.

Mặc dù thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt sẽ gây độc khi dùng.

II. Cách phân biệt hải sản độc và hải sản ăn được

Chúng ta cần ghi nhớ và tuân thủ những quy tắc nhận biệt hải sản độc như sau:

  • Không được ăn những loại cá lạ nếu chúng ta không chắc chắn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và An toàn Thực phẩm Tokyo, những loài cá lạ có da màu sặc sỡ, răng cá không có màu trắng ví dụ như cá vẹt Knobscout. Bên cạnh đó, loài cá dìa có độc tố “patoxyline” ở trong dạ dày và đường tiêu hóa của nó. Tốt hơn hết, chúng ta đừng ăn những loài cá này.

  • Một số loài cua có độc được phát hiển ở vùng biển Đông Nam Á, chẳng hạn như cua trứng hoa, cua ngọc lục bảo, cua dừa, cua mặt quỷ, cua đá biển… Những loài cua này có màu sắc cũng sặc sỡ không kém những loài cá độc. Độc tố của chúng được biểu hiện qua vỏ hẹp, xù xì có bề mặt mềm và mịn, hình dạng kỳ lạ hoàn toàn. Càng của những loài cua độc thường sẽ có màu gây bắt mắt, chẳng hạn như càng cua trứng hoa sẽ có màu đen. Khi ta ăn phải những loài cua có độc sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, bỏng môi, tê rát, đi đứng loạng choạng và đau đầu. Tệ hơn người ăn hải sản có thể tử vong và suy nhược hệ thần kinh nếu không được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

  • Với những hướng dẫn trên, chúng ta cần phải biết chọn lọc tôm, cua, cá để không bị ngộ độc. Những loài tôm, cá và cua ăn được thường sẽ là những món hải sản tốt cho sức khỏe, không có màu đẹp và tươi sống. Hãy cẩn thận với những loại hải sản có màu sặc sỡ và tiêm ure.

III. Cần xử trí như thế nào khi ăn phải hải sản độc?

Khi chúng ta ăn phải hải sản độc và nếu thấy cơ thể khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa liên tục, chóng mặt, ngứa ngáy, ngất xỉu bất chợt, hãy yêu cầu người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu gần nhất.

IV. Lưu ý gì khi ăn hải sản?

Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, thủy - hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.

Để tránh không ăn phải hải sản độc hoặc ngộ độc thực phẩm do hải sản, đây là những quy tắc hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ:

  • Để món hải sản đã được nấu chín cách xa món hải sản còn sống.

  • Dùng xà phòng và nước để rửa tay ít nhất 20 giây trước và sau khi xử lý hải sản.

  • Rửa tất cả đồ dùng bếp có tiếp xúc với hải sản sống.

  • Đảm bảo hải sản được cho vào ngăn đông lạnh ngay sau khi mua.

  • Để an toàn tuyết đối, chỉ nên ăn trong vòng hai ngày nếu bảo quản hải sản trong tủ lạnh

  • Tránh xa những loại hải sản lạ nếu cảm thấy không chắc chắn với chúng

V. Cách chọn hải sản tươi ngon

Theo Viện Nghiên cứu thủy sản, để phân biệt được hải sản an toàn và có độc, có thể thực hiện những bước sau đây:

  • Khi chọn cá hay hải sản, cần nhận biết xem món cá đó còn mới hay cũ qua mang của chúng. Nếu cá còn tươi, mang cá sẽ có mày đỏ tươi. Cá tươi cũng không bốc mùi. Cá ươn bốc mùi rất nặng nề. Màu sắc cá ươn cũng khác. Mặt khác, cá cũ khi nấu sẽ bốc mùi và thịt sẽ rất bở. Nếu món cá sau khi nấu có mùi lạ, chúng ta không nên ăn.

  • Khi chọn tôm cua, cần xem chúng có còn khỏe mạnh hay không. Có thể kiểm tra việc này bằng cách kiểm tra độ dẻo, mềm và căng của tôm, cua. Đối với tôm hùm, vỏ càng bóng, càng xanh tôm càng tươi. Tuyệt đối không mua những loại tôm cua được ướp urê. Cần tránh xa những loại cua có màu sặc sỡ.

  • Khi mua ốc và sò, cần phải ngửi trước khi chạm vào chúng. Nếu sò không có mùi, có thể mua về chế biến. Tuy nhiên, nếu chúng bốc mùi thì điều này có nghĩa là chúng đã chết từ trước.

  • Đối với mực, cần để ý những đặc điểm như sau: đầu mực phải có màu trắng, vỏ bọc của nó phải là màu nâu. Nếu mực bốc mùi, đừng mua.

  • Khi ta chọn hải sản, ta cũng nên để ý món hải sản đó có thực sự an toàn hay không bằng cách chọn nguyên món hải sản, đầu dính chặt vào thân. Đừng bao giờ ăn những loại hải sản nhìn có vẻ tươi nhưng độ đàn hồi kém. Theo nghiên cứu của Đại học Y dược của bang Michigan, người bị ngộ độc cũng không nên ăn các món cay, nhiều chất béo hay có đường sau khi vừa phục hồi từ món hải sản độc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai?

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm