Kiểm tra lượng glucose hay đường trong máu là một phần quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường typ 2. Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp bạn biết đượng các loại thực phẩm, luyện tập thể thao và các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn như thế nào. Kết quả kiểm tra sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng về mức đường huyết của bạn. Bạn sẽ biết được lượng đường huyết của bạn đang ở mức khỏe mạnh hay không khỏe mạnh.
Tuy nhiên, kiểm tra lượng đường huyết không phải là một việc dễ dàng. Rất nhiều sai lầm trong khi kiểm tra đường huyết có thể ảnh hưởng đến kết quả. Trên thực tế, rất khó để hiểu đúng các hướng dẫn về kiểm tra đường huyết, theo một nghiên cứu được xuất bản vào tháng 5 năm 2015 trên Journal of Diabetes and Metabolic Disorders. Tuy nhiên, bằng việc thay đổi một số thói quen nhỏ khi kiểm tra đường huyết, bạn có thể có được kết quả chính xác nhất. Hãy bắt đầu bằng việc tránh một số sai lầm phổ biến sau đây:
Sai lầm số 1: Mua loại máy kiểm tra đường huyết không phù hợp với cuộc sống hàng ngày của bạn.
Bạn sẽ cần phải có loại máy kiểm tra đường huyết phù hợp nhất với bạn. Ví dụ, nếu bạn là một người trẻ và luôn bận rộn với công việc thì bạn nên mua một chiếc máy có thể bỏ vừa trong túi áo/túi quần. Nhưng nếu với những người cao tuổi, thì một chiếc máy lớn hơn một chút, với chữ số to,dễ đọc sẽ phù hợp hơn.
Sai lầm số 2: Không thiết lập ngày giờ đúng trên máy
Máy đo là một công cụ quan trọng để giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết nhưng sẽ rất khó để theo dõi lượng đường huyết của bạn nếu máy của bạn không được cài đặt đúng. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt đúng ngày và giờ trên máy.
Sai lầm số 3: Kiểm tra đường huyết sai thời điểm
Rất nhiều người kiểm tra đường huyết quá sớm sau khi ăn, do đó dẫn đến kết quả kiểm tra quá cao. Mặc dù bạn sẽ muốn trao đổi với bác sỹ về việc nên kiểm tra đường huyết khi nào và như thế nào để có kết quả tốt nhất, nhưng thông thường, kết quả chính xác nhất thường là sau bữa ăn 2 giờ.
Sai lầm số 4: Không kiểm tra đường huyết thường xuyên
Cách tốt nhất để biết được bạn có kiểm soát được đường huyết tốt hay không là thường xuyên kiểm tra, có nghĩa là bạn sẽ phải biến việc kiểm tra đường huyết thành thói quen hàng ngày của bạn. Bạn có thể tạo nhắc nhở trên điện thoại hoặc đặt chuông báo thức để không quên mất việc kiểm tra đường huyết . Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc nhớ kiểm tra đường huyết hàng ngày.
Sai lầm số 5: Không rửa tay trước khi kiểm tra đường huyết
Nếu tay bạn vẫn còn dính đường từ những loại đồ ăn bạn vừa ăn hoặc vừa chạm vào thì kết quả kiểm tra đường huyết có thể sẽ không chính xác nữa. Tuy vậy, bạn cũng không nên rửa thay bằng các loại dung dịch rửa tay diệt khuẩn hoặc có chứa cồn. Thay vào đó, hãy dùng xà phòng và nước để rửa sau đó lau khô tay hoàn toàn trước khi kiểm tra đường huyết.
Sai lầm số 6: Sử dụng sai các vật dụng đi kèm với máy
Để có được kết quả chính xác nhất, bạn phải sử dụng đúng cách các dụng cụ đi kèm với máy, bao gồm kim chích máu và băng giấy thử. Kim chích máu có thể sẽ bị cùn và làm bạn đau nhiều hơn nếu sử dụng quá nhiều lần. Đó là lý do vì sao bạn thường được khuyên nên thay kim chích máu thường xuyên sau mỗi lần sử dụng. Để đạt được kết quả chính xác nhất, bạn cũng nên đảm bảo rằng băng giấy thử được bảo quản đúng cách và chưa hết hạn sử dụng.
Sai lầm số 7: Kiểm tra tại đầu ngón tay của bạn.
Phần chính giữa của đầu ngón tay là phần nhạy cảm hơn, do vậy, kiểm tra tại phần này có thể sẽ khiến bạn bị đau. Vì thế, bạn nên kiểm tra (chích) ở phần bên cạnh của đầu ngón tay, chứ không phải ở vị trí chính giữa. Bạn cũng nên đổi ngón tay ở mỗi lần kiểm tra, vì kiểm tra nhiều lần tại cùng một điểm trên cùng một ngón tay có thể sẽ khiến tay bại bị chai.
Sai lầm số 8: Không uống đủ nước
Nếu bạn bị mất nước, thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Bạn cũng nên tránh uống rượu và uống nhiều nước hơn, nếu bạn nghi ngờ tình trạng mất nước khiến kết quả của bạn bị sai lệch.
Sai lầm số 9: Không ghi lại kết quả của bạn
Cách tốt nhất để hiểu được kết quả và biết được điều gì làm tăng đường huyết của bạn là ghi chép lại. Trao đổi với bác sỹ về kết quả của bạn để xác định được liệu có bất cứ thay đổi gì cần phải thực hiện để giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn hay không.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.