Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguyên nhân gây ra vị mặn trong miệng

Chúng ta cảm thấy trong miệng sẽ có vị mặn sau khi sử dụng đồ ăn có muối. Nhưng ngay cả khi chưa ăn mà miệng bạn có vị mặn, thì chuyện gì đang xảy ra? Dưới đây là những lý do phổ biến nhất khiến bạn thấy vị mặn trong miệng và cách khắc phục.

Nếu gặp tình trạng miệng có vị mặn, cần tìm ra đúng nguyên nhân để chữa trị hiệu quả.

Thông thường, vị mặn trong miệng không phải là trường hợp cần điều trị y tế khẩn cấp, nhưng đó cũng là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không nên bỏ qua. Có một vài nguyên nhân phổ biến khiến miệng bạn có vị mặn.

1. Mất nước

Nước bọt tự nhiên có chứa một ít muối. Nhưng khi không có đủ nước, muối trong nước bọt của bạn sẽ trở nên cô đặc hơn.  Mất nước làm thay đổi chất lượng nước bọt của bạn. Thông thường, bạn có thể loại bỏ vị mặn trong miệng bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Nhưng nếu bạn bị bệnh tim hoặc thận, đừng vội uống quá nhiều nước. Những người dùng thuốc lợi tiểu cho bệnh tim hoặc bệnh thận có thể cần hạn chế lượng nước uống vào.

Mất nước là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra vị mặn trong miệng.

Mất nước là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra vị mặn trong miệng.

2. Khô miệng

Khô miệng còn được gọi là xerostomia, là khi các tuyến nước bọt không tạo đủ nước bọt. Những người bị khô miệng có thể nhận thấy các vấn đề về vị giác, bao gồm vị mặn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có các triệu chứng khác như hôi miệng và đau họng liên tục.

Khi chúng ta già đi, khô miệng có nguy cơ gia tăng, điều đó có thể báo hiệu một số tình trạng, ví dụ như đái tháo đường. Nhiều người cảm thấy đỡ mặn miệng hơn khi sử dụng các sản phẩm như viên ngậm và nước súc miệng. Khô miệng không được khắc phục lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.

3. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây khô miệng, dẫn đến vị mặn trong miệng.

- Thuốc chống trầm cảm

- Thuốc điều trị dị ứng (kháng histamine)

- Hóa trị điều trị ung thư

- Thuốc lợi tiểu, thường được kê đơn cho bệnh nhân bệnh tim hoặc thận

- Thuốc giảm đau

- Thuốc an thần được sử dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ.

4. Chảy dịch trong mũi

Dị ứng hoặc bị nhiễm trùng xoang lâu dài có thể gây chảy nước mũi liên tục xuống cổ họng. Triệu chứng này cũng có thể gây ra vị mặn hoặc “nhạt” trong miệng của bạn.

Nếu bị chảy dịch mũi sau, bạn có thể cảm thấy luôn muốn hắng giọng hoặc ho, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của bạn.

5. Mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến mũi bị viêm nhiễm. Đây được gọi là viêm mũi khi mang thai, tình trạng này gây ra chảy nước mũi, chảy dịch mũi và đôi khi có vị mặn trong miệng. Thông thường, viêm mũi khi mang thai sẽ biến mất vài tuần sau sinh. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể khắc phục bằng cách xịt mũi bằng nước muối sinh lý. Trao đổi với bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

6. Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)

Trào ngược dạ dày có thể gây ra vị mặn hoặc chua. Nhiều người có thể cảm thấy đỡ hơn khi sử dụng các loại thuốc trung hòa acid trong dạ dày. Trào ngược dạ dày không được điều trị sớm có thể làm hỏng thực quản của bạn và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

7. Bệnh tự miễn (Autoimmune condition)

Bệnh tự miễn là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh, bao gồm cả các tuyến tạo độ ẩm như tuyến nước bọt và ống dẫn nước mắt. Nếu mắc lupus hoặc viêm khớp dạng thấp sẽ có thể ảnh hưởng đến tuyến nước bọt của bạn, dẫn đến khô miệng, khô mắt và thay đổi vị giác.

8. Rối loạn thần kinh

Có thể do các tín hiệu vị giác trong não của bạn không hoạt động bình thường, dẫn đến cảm giác mặn trong miệng hoặc những vị giác bất thường. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất hiếm.

Miệng có vị mặn trong thời gian dài là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

Miệng có vị mặn trong thời gian dài là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

Khi nào nên đi thăm khám bác sỹ?

Bản thân vị mặn thường là do cơ thể bị mất nước hoặc khô miệng. Hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn cảm thấy vị mặn trong miệng và những triệu chứng sau:

- Thay đổi giọng nói bất thường hoặc khàn giọng

- Khối u ở cổ

- Sưng tuyến nước bọt trước tai hoặc dưới hàm

- Khó nhai hoặc nuốt

Nhiều khi bạn có thể loại bỏ vị mặn trong miệng bằng cách cung cấp nước điện giải. Nhưng điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về rối loạn vị giác.

Thu Phương (Theo Health Clevelandclinic) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm