Đau đầu là một tình trạng phổ biến phổ biến của hệ thần kinh và ảnh hưởng tới 50% -75% dân số mỗi năm. Các tác nhân gây đau đầu và đau nửa đầu có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng đau đầu có thể là triệu chứng của các rối loạn liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như sốc nhiệt. Mặc dù bản thân nhiệt không gây đau đầu, nhưng tác động của nó lên cơ thể có thể xảy ra.
Vậy thời tiết nóng gây ra đau đầu như thế nào?
Mất nước
Nhiều người mong đợi những tháng hè, vì họ có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao bên ngoài hơn. Nhưng không uống đủ nước trong thời tiết nóng bức có thể khiến bạn bị đau đầu do mất nước. Khi bạn bị mất nước, lúc này các mô cơ thể và não bị thiếu nước. Các mô não của bạn lúc này sẽ co lại và bị kéo ra xa hộp sọ, gây ra đau dây thần kinh. Uống đủ nước sẽ thay thế bổ sung lượng nước bị mất hao hụt trong mô về mức bình thường và loại bỏ nguyên nhân gây đau đầu.
Phơi nắng có thể gây hại
Trong một số trường hợp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Chứng sợ ánh sáng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự khó chịu và nhạy cảm với ánh sáng. Đây là một triệu chứng thần kinh liên quan đến việc truyền thông tin giữa mắt và não. Phần mắt truyền ánh sáng đến não khác với phần mắt cung cấp thị lực. Vì lý do này, ngay cả một người mù cũng có thể phát triển chứng đau đầu do sợ ánh sáng.
Áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển là mức áp suất không khí trong khí quyển. Những cơn giông bão vào mùa hè là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sự thay đổi khí áp. Nghiên cứu cho thấy ngay cả sự thay đổi áp suất khí quyển dù chỉ là nhỏ cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu.
Thay đổi nội tiết tố
Nóng bừng có liên quan đến tiền mãn kinh và gây ra bởi sự thay đổi nồng độ estrogen. Estrogen hoạt động với sự điều hòa của não có liên quan đến cơ chế điều nhiệt của cơ thể. Estrogen thấp có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể đến mức nóng khó chịu, gây ra các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
Đau đầu có thể do hoạt động thể lực khi thời tiết quá nóng, gây kiệt sức vì nhiệt. Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể quá nóng và không thể tự hạ nhiệt trở lại. Điều này xảy ra phổ biến hơn trong những tháng mùa hè nóng và ẩm.
Các triệu chứng khác do nhiệt bao gồm:
Các triệu chứng đau đầu do nóng
Nếu các triệu chứng đau đầu do nắng nóng của bạn kèm theo lú lẫn, nói lắp, suy nhược hoặc tê hơn bạn nên đi khám ngay.
Các triệu chứng kiệt sức do nhiệt:
Nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng kiệt sức vì nhiệt, bạn nên uống nước, di chuyển đến một nơi mát mẻ hơn, tắm nước mát hoặc chườm mát trên cơ thể và cởi hoặc nới lỏng quần áo.
Điều trị đau đầu do nắng nóng
Một cách để giúp ngăn ngừa đau đầu do nóng là uống nhiều nước và nghỉ ngơi sau các hoạt động trong thời tiết nắng nóng. Khi bạn nhận ra mình đang bị đau đầu do nắng nóng, hãy tìm một nơi để hạ nhiệt và nghỉ ngơi rồi uống nước để các triệu chứng không trở nên tồi tệ hơn.
Khi nào cần đi khám
Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau khoảng một giờ nghỉ ngơi và đã uống đủ nước, hãy đi khám bác sĩ. Bạn nên đến phòng cấp cứu gần nhất và nhanh nhất có thể nếu:
Đối phó với nhiệt độ quá cao
Thời tiết oi bức có thể là một thách thức và đôi khi bạn không thể tránh được hoàn toàn tình trạng nhiệt độ cao. Nếu bạn không thể tránh được việc phải ra ngoài khi thời tiết nóng bức, đây là một số cách hữu ích để kiểm soát nó:
Tạm kết
Đau đầu do nắng nóng có thể xuất hiện nhưng bạn có thể làm nhiều cách để ngăn ngừa và điều trị chúng. Bạn nên có biện pháp chủ động để tránh bị đau đầu và yêu cầu hỗ trợ khi bạn cần, đặc biệt nếu bạn sẽ ở ngoài trời nắng nóng trong một thời gian dài.
Nếu bạn dễ bị đau đầu, hãy xem xét các yếu tố tiềm ẩn gây đau và có kế hoạch quản lý trong trường hợp phát sinh. Bạn cũng có thể muốn xem xét ghi lại một " nhật ký đau đầu " để giúp bạn xác định các yếu tố khởi phát và ngăn ngừa cơn đau đầu xảy ra trong tương lai.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học cũng như hướng dẫn chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh trong mùa hè bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tại địa chỉ https://www.facebook.com/viamclinic hoặc webstie viamclinic.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu "quá liều" ánh nắng
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?