Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác rất hay gặp, nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới dây là những điều bạn cần biết về rối loạn vị giác.

Những điều cần biết về rối loạn vị giác

Tự nhiên bạn thấy có vị lạ trong miệng? Nếu mọi thứ bạn ăn đều có vị hơi l hoặc bạn nhận thấy khả năng phân biệt mùi và vị của mình có vẻ kém đi thì có khả năng bạn đang bị rối loạn vị giác.

Rối loạn vị giác có thể gây khó chịu, nhưng tình trạng này thường không phải là triệu chứng của bệnh gì nghiêm trọng và thường là tác dụng phụ của việc thay đổi lối sống. Tuy nhiên, rối loạn vị giác không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới dây là những điều bạn cần biết về rối loạn vị giác.

Rối loạn vị giác là gì?

Vị giác và khứu giác là là hai giác quan gần như không thể tách rời. Có nhiều người khi bị rối loạn vị giác có thể không nếm hoặc ngửi được bất cứ thứ gì, nhưng cũng có một số người chỉ giảm khả năng ngửi hoặc nếm được các vị ngọt, mặn đắng hoặc chua. Trong một số trường hợp khác thì những thứ mà thông thường bạn vẫn thấy mùi vị rất dễ chịu lại trở nên vô cùng khó chịu.

Vị giác và khứu giác suy giảm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sẽ là nguy hiểm nếu như không ngửi thấy mùi gas rò rỉ hoặc mùi thức ăn bị cháy hoặc bị hỏng v.v...

Vị giác giúp ta cảm nhận được mùi vị của món ăn - tổ hợp của vị với mùi hương, cũng như kết cấu, và nhiệt độ của món ăn. Phần lớn các vị của món ăn đều gắn liền với mùi hương. Bên cạnh đó, cơ thể người cũng có những thụ thể giúp phát hiện cảm giác đau và thụ thể này giúp ta cảm nhận được vị cay hoặc nồng của đồ ăn.

Các nụ vị giác, nằm chủ yếu trên lưỡi sẽ truyền tín hiệu về mùi vị của món ăn về não. Đường truyền tín hiệu này phản ứng với các vị như: mặn, chua, ngọt, đắng, và umami (vị của glutamate, thường có trong thịt và các món mặn).

Vị của món ăn cũng có thể phụ thuộc vào những gì ta vừa ăn trước đó. Ví dụ một món ăn ngọt có thể sẽ cảm thấy ngọt hơn bình thường nếu ta vừa ăn một món nhạt. Vị giác và khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thích nghi - điều mà khi ta ăn một món quá nhiều thì cảm giác về mùi vị của món đó cũng sẽ giảm dần.

Các nụ vị giác thường xuyên được thay mới và có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng, hormone trong cơ thể, tuổi tác và một số yếu tố khác như các loại thuốc ta sử dụng, hóa trị, xạ trị, v..v...

Triệu chứng rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác bao gồm các triệu chứng phổ biến sau:

  • Thực phẩm và đồ uống có thể không có vị như trước đây hoặc đơn giản là cảm thấy nhạt nhẽo.
  • Có thể bao gồm mất hoặc giảm vị giác, hoặc cảm nhận vị bất thường, có thể thấy vị rất khó chịu hoặc thậm chí có cảm giác như xung điện.
  • Có thể được nhận ra khi tăng hoặc giảm độ nhạy cảm với vị ngọt, muối, chua và đắng, hoặc cảm thấy có vị 'kim loại' trong miệng.
  • Thay đổi khẩu vị, mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến giảm cân và những hệ quả về tâm lý như trầm cảm.

Yếu tố nguy cơ rối loạn vị giác

Hormone có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vị giác. Vì vậy, cảm nhận về mùi vị có thể bị ảnh hưởng khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thai kỳ (ốm nghén, chán ăn hoặc thèm ăn các loại thực phẩm không thường ăn).

Vị giác thường giảm đi theo độ tuổi và dinh dưỡng kém. Vị mặn và ngọt thường giảm đầu tiên, tiếp theo là vị đắng và chua. 

Nguyên nhân gây rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác có thể do yếu tố di truyền trong gia đình, hoặc cũng có nhiều người không thể nếm hoặc ngửi những mùi vị nhất định đo yếu tố di truyền trong chính cơ thể họ.

Thông thường khi một người nói họ không thể nếm được vị gì thường là do vấn đề về mũi, miệng hoặc thần kinh. Nguyên nhân gây rối loạn vị giác phổ biến bao gồm: nghiện thuốc lá, cảm lạnh, bệnh xoang hoặc các bệnh lý nhiễm trùng khác ở đầu và cổ. Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là một nguyên nhân. Sau khi hết bị cảm lạnh thường các giác quan trở lại như bình thường nhưng trong một số trường hợp, những thay đổi này có thể kéo dài. Sử dụng cocaine cũng có thể làm mất khả năng nếm và ngửi.

• Rối loạn vị giác và thuốc

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc, chất hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật là làm thay đổi vị giác.

• Rối loạn vị giác và nước súc miệng

Nước súc miệng có chứa chlorhexidine có thể ảnh hưởng tạm thời đến 4 giờ sau khi sử dụng và các loại thuốc như thuốc huyết áp ức chế enzyme hoặc thuốc sát khuẩn metronidazole có thể thay đổi vị giác.

• Rối loạn vị giác và hóa trị

Khả năng cảm nhận mùi vị thường bị ảnh hưởng bởi hóa trị ung thư, cũng như xạ trị cho các khối u ở đầu và cổ.

• Rối loạn vị giác và tuyến nước bọt

Thay đổi vị giác cũng có thể được gây ra bởi các tổn thương ở tuyến nước bọt do bệnh, dẫn đến khô miệng.

• Rối loạn vị giác và chấn thương thần kinh

Các nguyên nhân khác của rối loạn vị giác có thể bao gồm chấn thương thần kinh do phẫu thuật tai, mũi và họng, sọ não hoặc sang chấn tại những vùng này. Rối loạn vị giác cũng có thể là do tổn thương thần kinh như trong bệnh đa xơ cứng, liệt mặt hoặc đột quỵ.

• Rối loạn vị giác các nguyên nhân khác

Một vài bệnh lý cũng có thể gây rối loạn vị giác gồm bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh gan hoặc bệnh thận.

Chẩn đoán rối loạn vị giác

Bác sĩ có thể hỏi bạn về các vấn đề liên quan đến tiết nước bọt hoặc khô miệng, hoặc có cảm thấy gì lạ khi nhai và nuốt, bất cứ cảm giác đau nào từng xuất hiện, những lần bị viêm nhiễm gần đây, hoặc vấn đề vệ sinh răng miệng cũng như vấn đề về tiêu hóa.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và kiểm tra lưỡi, miệng, mũi và có thể cả tai. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm máu đơn giản như:

  • Xét nghiệm công thức máu đánh giá tình hình sức khỏe chung.
  • Xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm, tốc độ máu lắng.
  • Kiểm tra nồng độ sắt, vitamin B12 , natri, kali, urê, men gan và đường trong máu.

Xét nghiệm đánh giá vị giác có thể được thực hiện tại các phòng khám chuyên khoa sử dụng các dung dịch đánh giá vị giác cho từng khu vực của lưỡi và miệng, bao gồm:

  • Đường (sucrose): vị ngọt
  • Natri clorua (muối): vị mặn
  • Giấm hoặc acid citric: vị chua
  • Quinine hoặc caffeine: vị đắng

Điều trị rối loạn vị giác

Tại thời điểm hiện tại, không có phương pháp cụ thể để chữa rối loạn vị giác nhưng cũng có nhiều phương pháp có thể thử áp dụng. Bỏ thuốc lá là một yếu tố thiết yếu. Thay đổi các loại thuốc đang sử dụng nếu có thể, sử dụng các loại nước bọt nhân tạo hoặc thuốc kích thích tiết nước bọt.

Mẹo phòng chống rối loạn vị giác

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa rối loạn vị giác, nhưng những điều sau đây có thể có ích:

  • Kiểm soát căng thẳng.
  • Kiên nhẫn đợi vị giác quay trở lại sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm xoang.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng và kiểm tra răng miệng định kì
  • Thay đổi các món trong bữa ăn có thể làm giảm hiện tượng thích nghi và có thể cải thiện cảm nhận về hương vị.
  • Tránh bất kỳ loại thực phẩm nghi ngờ gây ra rối loạn vị giác.
  • Ăn nhiều thực phẩm tươi sống.
  • Thử nghiệm với các món ăn có nhiều hương vị cũng như có kết cấu và nhiệt độ khác nhau.
  • Điều trị các bệnh lý thực thể liên quan

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thay đổi vị giác trong điều trị ung thư

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm