Viêm mũi mãn tính là hiện tượng niêm mạc bên dưới và niêm mạc khoang mũi bị viêm nhiễm. Nếu niêm mạc mũi sưng huyết mãn tính được gọi là viêm mũi đơn thuần dạng mãn tính. Còn nếu niêm mạc mũi và cuốn mũi phát triển phì đại lên thì bệnh có tên gọi là viêm mũi phì đại mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi mãn tính
Viêm mũi mạn tính là bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây ra bởi những nguyên nhân dưới đây:
Những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm mũi mà chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần là dạng viêm mũi cấp tính. Nếu tình trạng viêm mũi cấp kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng viêm mũi mãn tính.
Do tiếp xúc thường xuyên với các loại bụi bẩn, hóa chất… nơi cư trú các loại vi khuẩn gây bệnh, gây viêm nhiễm ở xoang mũi.
Viêm mũi mãn tính có liên quan khá nhiều đến yếu tố di truyền.
Do người bệnh tiếp xúc với bụi nhà, nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa…
Các ổ viêm nhiễm kế cận như V.A ở trẻ em.
Do một số giải phẫu bất thường ở mũi: vẹo vách ngăn, polyp…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi mãn tính
Bệnh viêm mũi mãn tính được chia làm 2 loại chính là viêm mũi mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát. Dấu hiệu nhận biết của từng loại được phân theo như dưới đây:
Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Khi bị viêm mũi mãn tính xuất tiết người bệnh thường gặp phải những triệu chứng chảy nước mũi, niêm mạc mũi phù nề trở nên dày, ứ đọng nhiều dịch nhầy, làm hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở, phải thở bằng miệng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các chức năng của mũi bị giảm sút, khả năng ngửi kém, có khi mất ngủ. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em do viêm V.A hoặc V.A quá phát hay do viêm mũi cấp tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm mũi mãn tính quá phát: Những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm mũi mãn tính quá phát chính là triệu chứng ngạt tắc mũi và đôi lúc có xuất tiết. Bệnh viêm mũi mãn tính xuất tiết chủ yếu gặp phải ở người lớn, nguyên nhân chủ yếu là do dị tật vách ngăn mũi: vẹo vách ngăn, polyp mũi, dầy vách ngăn, do tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém…
Tác hại của bệnh viêm mũi mãn tính
Các bệnh tai-mũi-họng: Tai-mũi-họng là những bệnh liên quan đến nhau. Do vậy, bệnh viêm mũi mãn tính mà để lâu ngày sẽ dẫn đến một số bệnh như: viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, viêm tai giữa, viêm dây thần kinh thị giác, viêm mạng não, viêm họng và một số vấn đề về sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
Ung thư mũi: Bệnh viêm mũi nếu để kéo dài sẽ tạo thành ác hóa và càng ngày càng khó điều trị hơn, rất dễ mắc phải bệnh ung thư.
Không ngừng ngủ ngáy: Ngạt mũi kéo dài, dịch nhầy tích tụ ở xoang mũi khiến bệnh nhân hít thở khó khăn, phải thở bằng miệng rất dễ gây tình trạng ngủ ngáy. Khi ngủ say, lượng oxy không đủ, nghiêm trọng có thể gây nhồi máu não, cao huyết áp, có trường hợp có thể dẫn đến đột tử.
Điều trị bệnh viêm mũi mãn tính
Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Viêm mũi nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa sẽ khó điều trị hơn lúc đầu. Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi mãn tính.
Vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập sạch sẽ tránh sự cư trú của nấm mốc, bụi bẩn…
Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, khi tiếp xúc với những nơi bụi bẩn…
Không nuôi vật nuôi, trồng hoa xung quanh nhà dễ gây dị ứng.
Tránh những loại thực phẩm gây dị ứng: thực phẩm để lâu, nhiều chất bảo quản, hải sản (tôm, cua, mực, sò, ngao…)
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.