Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn uống cần cho bệnh mỡ máu cao

Do đời sống ngày một đi lên, cho nên số lượng người thừa cân, đặc biệt là mỡ máu cao cũng theo đó mà tăng lên. Tăng mỡ máu gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.

Thế nào là tăng mỡ máu? 

Khi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng càng ngày càng được nâng cao, do đó vấn đề ăn, uống cũng cần phải được chú trọng. 

Tăng mỡ máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Tăng mỡ máu là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở NCT. 

Tác hại của tăng mỡ máu là rất đáng được quan tâm, bởi vì, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, nhất là NCT. Mỡ máu gồm 2 loại chính là cholessterol và triglycerit. 

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, ngan, dê, cứu), mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm. 

Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol). Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào của cơ thể để sản xuất nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. 

Cholesterol gồm cholessterol toàn phần, cholesterol cao (tốt) và cholesterol thấp (xấu). Cholessterol tốt có vai trò trong việc làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu chống lại sự xơ vữa. Trong khi đó, cholesterol xấu (loại có tỉ trọng thấp) lại làm xơ vữa thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông, gây tắc mạch rất nguy hiểm. 

Còn triglycerit là gì? 

Khi chất acid béo (loại tự do) được hấp thu qua gan và sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo này bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp. 

Khi nào có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.

Nên làm gì để hạn chế tăng mỡ máu? 

Khi bị tăng mỡ máu, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì chế độ ăn, uống hợp lý cũng đóng góp đáng kể trong việc đưa nồng độ mỡ trong máu trở về chỉ số bình thường. Vì vậy, người có chỉ số cholesterol máu cao cần tránh loại acid béo dạng tran. 

Loại acid béo này có trong các loại bánh nướng lò, các sản phẩm chiên nấu (mì ăn liền, khoai tây rán, chiên), dầu thực vật đã dùng rán, chiên nhiều lần, hoặc các loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…). 

Nên ăn nhiều cá thay vì ăn thịt, ít nhất 3 lần trong một tuần. Nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ như các loại rau, cam, quýt (cam, quýt thì nên ăn cả múi, nhai kỹ). Không nên hoặc hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt ngan, thịt cừu) hoặc ăn hạn chế lòng đỏ trứng (không phải kiêng tuyệt đối). 

Các loại thịt trắng như: thịt lợn, thịt gà, thịt ếch, nhái… cũng là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thịt nên cắt bỏ mỡ và da nhất là da của các loại gia cầm. 

Tránh các chất béo từ thịt bò, thịt heo, cừu. Thay vào đó là các loại thịt nạc hoặc thịt gia cầm trắng không da. Nên ăn các loại quả: ổi, táo, dưa hấu và tăng cường ăn rau, uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày, đêm (1,5 - 2,0 lít, bao gồm cả nước trong canh, rau, thực phẩm, trái cây). 

Tăng cường ăn các loại hạt (lạc, vừng, đỗ xanh) hoặc giá đỗ. Tỏi ta, hành tây hoặc cần tây là các loại gia vị khi ăn vào có thể giúp hạ cholesterol máu một cách đáng kể, bởi vì chúng có nhiều hoạt chất có thể làm giảm cholesterol máu. 

Muốn làm giảm lượng cholesterol máu có hiệu quả, cần kết hợp nhiều yếu tố khác như: tăng cường hoạt động cơ thể (tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, tập nhảy dây, lắc vòng, đi xe đạp chậm, sinh hoạt điều độ), đặc biệt đối với người béo phì, thừa cân nên tăng cường hoạt động cơ thể. 

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU - Theo Thiếu máu
Bình luận
Tin mới
Xem thêm