Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng khí dung trong các bệnh về tai mũi họng

Khí dung là một phương pháp được chỉ định điều trị tại chỗ một số bệnh lý tai mũi họng: viêm mũi mạn tính, cấp tính, viêm xoang mạn tính, viêm họng, viêm thanh quản...

Mục đích là đưa thuốc trực tiếp vào các hốc mũi, xoang, họng, thanh quản... dưới dạng những hạt thuốc rất nhỏ. Chính vì vậy các loại thuốc dùng trong khí dung cần đạt những tiêu chuẩn nhất định như sức căng bề mặt nhỏ, tan trong nước.

Về thuốc: tùy theo kích thước hạt thuốc, tốc độ dòng khí tạo ra. Hạt thuốc càng nhỏ, càng có khả năng đi sâu hơn xuống đường hô hấp dưới. Thường dùng phối hợp các loại: kháng sinh (gentamycine, chloramphenicol), kháng viêm (nhóm corticoide như hydrocortisone), tinh dầu (có tính chất sát khuẩn, săn niêm mạc), thuốc co mạch (thường dùng là ephedrin, oxymethazoline).

Đối với những trường hợp làm cản trở thuốc đi đến các vùng điều trị: Khi mũi xuất tiết nhiều, dịch mũi đặc quánh, hoặc do mũi bị polyp, lệch vách ngăn mũi... cần làm sạch mũi, họng, giải quyết những cản trở ở mũi trước khi khí dung.

Khí dung cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi TW. Ảnh: PH

Ngoài thuốc, cần lựa chọn máy khí dung phù hợp cho từng bệnh và từng vùng điều trị. Máy khí dung sử dụng trong tai mũi họng chỉ nên tạo những hạt thuốc có kích thước từ 10 đến 20 micron để hạn chế các lắng đọng thuốc không mong muốn ở đường hô hấp dưới như phế quản, phế nang. Vì vậy khi mua máy rất cần ý kiến tư vấn của các nhà chuyên môn.

Thông thường một đợt khí dung điều trị bệnh không nên quá một tuần, sau đó tái khám để xem lại tình trạng bệnh lý. Trường hợp tự điều trị kéo dài sẽ có những tác dụng phụ của thuốc như gây độc cho thận, suy gan, bệnh gân - xương, điếc. Thí dụ gentamycine dùng thời gian dài, liều cao sẽ gây độc cho tai, chloramphenicol dùng cho trẻ em sẽ gây suy tủy.

Corticoid kéo dài có thể gây tác dụng phụ toàn thân như giữ nước, suy tuyến thượng thận... Ngoài ra có thể xảy ra tác dụng phụ ngay sau khí dung như kích thích mũi gây cảm giác bỏng, rát, hắt hơi, ngạt tắc mũi do phản ứng giãn mạch khi dùng một lượng thuốc co mạch nhiều, loét niêm mạc mũi gây chảy máu...

Chỉ định dùng khí dung cũng như phối hợp các nhóm thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ xác định tình trạng bệnh sẽ quyết định chỉ định cho khí dung bằng các loại thuốc nào, khí dung qua đường mũi hay qua họng, khí dung trong thời gian bao lâu, phải uống kèm thêm các loại thuốc nào...

Bác sĩ cũng sẽ phải cân nhắc chỉ định trên từng bệnh nhân cụ thể. Vì vậy, không nên chỉ dùng một đơn thuốc để điều trị cho tất cả mọi người và người bệnh không tự ý điều trị bằng khí dung.

BS. Lê Minh Kỳ - Theo Viện Tai mũi họng Trung ương
Bình luận
Tin mới
  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

  • 12/09/2024

    5 lợi ích của thực phẩm bổ sung sữa non cho người lớn

    Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.

  • 12/09/2024

    Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

Xem thêm