Những điều nên biết về thuốc Prednisone
1. Prednisone đã được sử dụng trong hơn 60 năm
Việc phát hiện ra prednisone trong năm 1950 là cuộc cách mạng trong điều trị viêm khớp. Kể từ đó, prednisone được sử dụng trong điều trị hàng chục các tình trạng khác. Chẳng hạn như bệnh hen suyễn, viêm khớp, lupus và bệnh đa xơ cứng, đã giúp cứu sống nhiều người
2. Prednisone không tốn kém
Prednisone đã qua thời được sáng chế ra khá lâu rồi vì vậy không làm bạn tốn quá nhiều tiền khi sử dụng. Một số thương hiệu phổ biến là Deltasone, Prednicot, Rayos và Sterapred. Môt số các thương hiệu, tên gọi khác cũng được phát triển và bạn có thể không biết chắc được đó có phải là prednisone hay không. Hãy hỏi dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về thuốc này.
3. Prednisone hoạt động như thế nào?
Prednisone thuộc một nhóm thuốc gọi là corticosteroid. Những loại thuốc tương tự cortisone-một chất tự nhiên sinh ra bởi tuyến thượng thận của chúng ta để đáp ứng với tình trạng viêm và stress. Prednisone kiểm soát tình trạng viêm do ức chế hệ thống miễn dịch và có tác dụng giảm viêm mạnh hơn 4 lần so với cortisol.
4. Prednisone đa tác dụng
Prednisone được sử dụng cho bệnh hen suyễn, dị ứng, phát ban, rối loạn viêm ruột, và một số dạng viêm khớp. Trong khi các chuyên gia có thể không biết chính xác nguyên nhân của một số tình trạng, nhưng họ biết rằng rất cả những tình trạng này đều liên quan đến viêm. Ví dụ: Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp; Triệu chứng của phản ứng dị ứng là kết quả của tình trạng viêm quá mức gây ra bởi một phản ứng của hệ thống miễn dịch. Prednisone được sử dụng do làm giảm viêm.
5. Liều lượng
6. Prednisone có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày
Prednisone phải luôn luôn được dùng với bữa ăn. Nếu bụng của bạn vẫn còn cảm thấy đau sau khi uống prednisone với thức ăn, hãy thử dùng thuốc kháng acid. Nếu sự khó chịu vẫn tiếp tục hoặc nặng hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ.
7. Uống Prednisone với thực phẩm và tuân theo chỉ dẫn
Nếu bạn đang uống prednisone hàng ngày, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng vào buổi sáng. Uống thuốc quá muộn vào buổi tối có thể gây mất ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn không uống thuốc khi đói.
Prednisone có ảnh hưởng lâu dài và thường được chỉ định mỗi ngày một lần. Thỉnh thoảng, người bệnh dùng liều lượng cao được hướng dẫn hai lần một ngày trong một thời gian ngắn trước khi giảm xuống chỉ một liều duy nhất.
8. Triệu chứng nghiện khi ngừng uống Prednisone?
Điều này không có nghĩa là prednisone gây nghiện. Thay vào đó nó có nghĩa là sẽ mất một thời gian để kích hoạt cơ thể của bạn sản xuất cortisol một lần nữa. Triệu chứng cai có thể dao động từ mệt mỏi nghiêm trọng tới đau nhức cơ thể, đau khớp, và khó ngủ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc ngưng dùng prednisone một cách từ từ nếu bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc.
9. Prednisone làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ và prednisone không ngoại lệ. Nhiễm trùng thường phổ biến hơn vì hệ miễn dịch của bạn bị ức chế. Prednisone cũng có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Những người bị bệnh tiểu đường có thể thấy việc kiểm soát đường huyết của họ không được tốt nếu họ đang dùng prednisone.
Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến mất xương và loãng xương. Nó có thể gây ra những thay đổi trong phân bố mỡ của cơ thể, mỡ cùng với sự giữ nước và tăng cân có thể khiến khuôn mặt bạn tròn trịa. Vết rạn da, da mỏng và phát triển lông mặt quá nhiều cũng không quá hiếm gặp. Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai nên thông báo cho bác sĩ trước khi uống Prednisone.
11. Tăng cân
Prednisone làm cho bạn đói và tăng cân là một tác dụng phụ thường gặp. Uống thuốc liều cao và việc điều trị lâu càng có nhiều khả năng khiến bạn bị lên cân. Bạn có thể kiểm soát giữ nước bằng cách ăn một chế độ ăn ít natri và ăn nhiều thực phẩm có chứa chất kali như chuối. Một chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột có thể làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn, làm cho bạn giảm ham muốn ăn quá nhiều.
12. Prednisone có thể tương tác
Prednisone có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thảo dược. Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Các tương tác phổ biến nhất là với các thuốc chống viêm, thuốc chống nhiễm trùng (như ciprofloxacin, một số thuốc kháng HIV), thuốc ức chế hệ miễn dịch và chất làm loãng máu... Nếu bạn đang lo lắng rằng một số loại thuốc của bạn đang sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.