Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về viêm cầu thận

Viêm cầu thận là một trong những bệnh nặng của hệ tiết niệu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Viêm cầu thận là viêm của tiểu cầu thận (cấu trúc cấu tạo bởi rất nhiều mạch máu nhỏ ở thận). Cụm mạch máu này giúp lọc máu và loại bỏ những chất dư thừa. Nếu cầu thận bị tổn thương, thận của bạn sẽ không hoạt động một cách thích hợp và có thể dẫn đến suy thận.

Viêm cầu thận là một bệnh lý nặng có thể đe dọa tính mạng và phải điều trị ngay lập tức. Bệnh được phân loại thành viêm cầu thận cấp  và viêm cầu thận mạn.

Nguyên nhân

Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp có thể là đáp ứng của cơ thể với nhiễm trùng như viêm họng do liên cầu hoặc áp xe răng miệng. Nó có thể là do các vấn đề của hệ thống miễn dịch đáp ứng quá mức với nhiễm trùng; và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu không tự khỏi, bạn cần điều trị kịp thời để phòng ngừa những tổn thương thận kéo dài. Một số bệnh lí được biết đến là tác nhân gây viêm cầu thận cấp bao gồm:

  • Viêm họng do liên cầu
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Hội chứng Goodpasture (là một bệnh tự miễn hiếm gặp, xảy ra khi các kháng thể tấn công thận và phổi)
  • Bệnh amyloidosis (xảy ra khi các protein bất thường có thể gây hại lắng đọng ở các cơ quan và các mô)
  • Bệnh Wegener's Granulomatosis là một bệnh hiếm gặp gây viêm mô và mạch máu
  • Bệnh viêm động mạch nút (xảy ra khi các tế bào tấn công mạch máu)

Sử dụng nhiều các thuốc kháng viêm phi steroid như ibuprofen và naproxen cũng có thể là một yếu tố nguy cơ.

Viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn có thể tiến triển trong một vài năm mà không có hoặc chỉ có rất ít triệu chứng. Nó gây ra những tổn thương không thể đảo ngược ở thận và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Bệnh di truyền thường gây ra viêm cầu thận mạn, xảy ra ở nam giới trẻ tuổi kèm theo nhìn mờ và nghe kém.

Bệnh tự miễn cũng có thể gây ra viêm cầu thận mạn. Tiền sử ung thư có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh. Viêm cầu thận cấp sẽ có nhiều khả năng tiến triển thành viêm cầu thận mạn sau này. Tiếp xúc với các dung môi hydrocacbon có thể làm tăng nguy cơ bị viêm cầu thận mạn.

Viêm cầu thận mạn có thể không có nguyên nhân rõ ràng. 25% những người bị viêm cầu thận mạn không có tiền sử bệnh thận.

Triệu chứng

Viêm cầu thận cấp

Những triệu chứng sớm của viêm cầu thận cấp bao gồm:

  • Phù ở mặt
  • Tiểu ít
  • Đái ra máu (màu giống gỉ sắt, tối màu)
  • Ứ dịch ở phổi, gây ho
  • Tăng huyết áp

Viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn có thể tiến triển mà không có bất kì triệu chứng nào. Nó có thể phát triển chậm các triệu chứng tương tự như viêm cầu thận cấp:

  • Đái máu hoặc quá nhiều protein trong nước tiểu (nó có thể là vi thể và chỉ thể hiện qua xét nghiệm nước tiểu)
  • Tăng huyết áp
  • Phù mắt cá chân và mặt
  • Thường xuyên đi tiểu đêm
  • Nước tiểu có bọt (do nhiều protein)
  • Đau bụng
  • Thường xuyên bị chảy máu mũi

Suy thận

Viêm cầu thận có thể tiến triển thành suy thận với các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Mất ngủ
  • Khô, ngứa da
  • Chuột rút vào ban đêm

Chẩn đoán

Bước đầu tiên để chẩn đoán là cần làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện ra các bệnh lí khác gây ra viêm cầu thận. Protein và máu trong nước tiểu được thể hiện qua xét nghiệm là những dấu ấn quan trọng của bệnh.

Nhiều xét nghiệm nước tiểu có thể cần thiết để đánh giá những dấu hiệu của bệnh thận như:

  • Độ thanh thải creatinin
  • Tổng protein trong nước tiểu
  • Mức độ cô đặc nước tiểu
  • Tỉ trọng nước tiểu
  • Hồng cầu trong nước tiểu
  • Áp lực thẩm thấu của nước tiểu

Các xét nghiệm máu có thể đánh giá:

  • Thiếu máu
  • Nồng độ albumin bất thường
  • Ure máu bất thường
  • Creatinin cao

Xét nghiệm về miễn dịch có thể được chỉ định như:

  • Kháng thể kháng lại màng đáy cầu thận
  • Kháng thể kháng bạch cầu
  • Kháng thể kháng nhân
  • Nồng độ bổ thể

Đó là tất cả những dấu hiệu của hệ miễn dịch có thể làm tổn thương thận.

Sinh thiết thận (lấy một mẫu bệnh phẩm nhỏ bằng kim) có thể cần thiết để chẩn đoán xác định.

Để biết thêm về bệnh của bạn, bạn cũng có thể được làm:

  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Siêu âm thận
  • Xquang ngực
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch (Xquang thận có thuốc cản quang)

Điều trị

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại viêm cầu thận, nguyên nhân gây bệnh.

Một trong những giải pháp đó là kiểm soát huyết áp, đặc biệt nếu nó chính là nguyên nhân gây viêm cầu thận. Có thể khó kiểm soát huyết áp nếu thận của bạn không làm việc hiệu quả. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển (captopril, lisinopril, perindopril) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (losartan, irbesartan, valsartan).

Corticoid có thể được sử dụng để làm giảm đáp ứng miễn dịch nếu hệ miễn dịch của bạn tấn công thận.

Một biện pháp khác để làm giảm các yếu tố gây viêm là lọc huyết tương.

Khi bị viêm cầu thận mạn, bạn sẽ cần giảm lượng protein, muối và kali trong khẩu phần ăn. Bên cạnh độ, bạn cũng phải theo dõi lượng chất lỏng mà bạn uống. Các sản phẩm bổ sung canxi có thể được khuyến cáo và sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm phù. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn cũng như sử dụng các thực phẩm chức năng.

Nếu bệnh của bạn tiến triển dẫn đến suy thận, bạn có thể cần lọc máu và cuối cùng là ghép thận.

Biến chứng

Viêm cầu thận có thể dẫn đến hội chứng thận hư khi bạn mất quá nhiều protein theo nước tiểu, gây ra ứ dịch và muối trong cơ thể. Bạn có thể bị tăng huyết áp, cholesterol cao và phù toàn thân. Corticoid được sử dụng để điều trị bệnh. Cuối cùng, hội chứng thận hư có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối nếu không được kiểm soát.

Dưới đây là những bệnh lí có thể xảy ra do viêm cầu thận:

  • Suy thận cấp
  • Bệnh thận mạn
  • Rối loạn điện giải, ví dụ như nồng độ natri hoặc kali quá cao
  • Viêm đường tiết niệu mạn tính
  • Suy tim sung huyết do ứ dịch và quá tải dịch
  • Tăng huyết áp
  • Tăng huyết áp ác tính (khi huyết áp tăng quá nhanh)
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác

Tiên lượng

Viêm cầu thận cấp ở giai đoạn sớm có thể chỉ là tạm thời và đảo ngược được. Viêm cầu thận mạn sẽ tiến triển chậm nếu được điều trị sớm. Nếu bệnh của bạn nặng lên, nó có thể gây suy giảm chức năng thận, suy thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối.

Tổn thương thận nặng, suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối có thể cần được lọc máu và ghép thận.

Dưới đây là những bước mà bạn có thể thực hiện để phòng bệnh và hồi phục sau viêm cầu thận:

  • Duy trì cân nặng hợp lí
  • Hạn chế muối, protein và kali trong chế độ ăn
  • Bỏ thuốc lá

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những chú ý quan trọng về ghép thận

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm