Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về lọc thận

Khi thận bắt đầu suy yếu, bạn sẽ phải trải qua các giai đoạn tiến triển của mất chức năng thận. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối cùng, người bệnh sẽ cần lọc thận hoặc ghép thận. Dưới đây là những điều bạn cần biết về lọc thận:

Những điều cần biết về lọc thận

Khi thận bắt đầu suy yếu, bạn sẽ phải trải qua các giai đoạn tiến triển của mất chức năng thận. Những giai đoạn này được chia từ 1 đến 5 của bệnh thận mạn. Giai đoạn 5 là giai đoạn xấu nhất, khi hầu hết người bệnh cần lọc thận hoặc ghép thận. Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh thận nhẹ (giai đoạn 1-3) đều tiến triển đến giai đoạn 5.

Bệnh thận đi cùng với rất nhiều biến chứng.

Trong giai đoạn đầu của bệnh thận mạn, những biến chứng này có thể điều trị được với thuốc. Những biến chứng có thể được điều trị như tăng huyết áp, rối loạn điện giải, phù (thường xảy ra ở bệnh thận mạn). Tuy nhiên, nếu bệnh thận tiến triển nặng hoặc bệnh thận mạn rơi vào giai đoạn 5, những biến chứng này sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu chỉ dùng thuốc. Ở thời điểm này, bạn không cần ghép thận (hoặc nếu bạn không đủ điều kiện), bạn sẽ cần lọc thận.

Lọc thận là gì?

Lọc thận cách thay thế một số chức năng của thận bằng cách nhân tạo. Thận thực hiện rất nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, nhiều hơn việc chỉ tạo ra nước tiểu:

  • Điều hoà và duy trì mức điện giải như natri, kali, ở mức bình thường
  • Điều hòa lượng nước trong máu, và nồng độ các chất trong máu
  • Sản xuất hormone cần thiết để tạo hồng cầu
  • Đảm bảo xương chắc khỏe nhờ sản xuất vitamin D
  • Chuyển hóa bình thường của cơ thể
  • Kiểm soát huyết áp

Lọc thận với mục đích thay thế một số chức năng, không phải tất cả những chức năng này.

Lọc thận như thế nào? Có bao nhiêu loại lọc thận?

Lọc thận được thực hiện như thế nào tùy thuộc vào loại lọc thận. Một kĩ thuật (phổ biến nhất ở Mỹ) đó là lọc máu. Khi lọc máu, máu của bệnh nhân được lấy để lọc và tuần hoàn qua máy lọc bắt chước chức năng lọc của thận. Khi máu đi qua máy lọc, máu sạch sẽ được đưa lại vào cơ thể. Lọc máu thường được thực hiện ở các trung tâm, với tuần suất khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần thực hiện trong khoảng 3-4 giờ (phụ thuộc vào từng bệnh nhân). Tuy nhiên, lọc máu cũng có thể được thực hiện ở nhà. Kĩ thuật này có thể được thực hiện đến 5-7 lần/tuần, nhưng mỗi lần thường ngắn hơn khoảng 2-4 giờ.

Một loại lọc thận nữa cũng được thực hiện ở nhà đó là lọc màng bụng. Màng bụng là khoang ổ bụng. Trong phương thức này, một ống catheter được đặt vào màng bụng bệnh nhân qua thành bụng. Dịch lọc sạch được truyền vào màng bụng, và dịch ở trong đó vài tiếng để lọc sạch chất độc. Sau đó dịch bẩn được chảy ra, và dịch sạch được đưa vào. Quá trình này được lặp lại nhiều lần, và sau đó vào buổi sáng, bệnh nhân tháo máy và buộc catheter lại.

Cầu mạch máu là gì?

Cầu mạch máu (Shunt) là vị trí nơi hai ống kim được đưa vào bệnh nhân lọc máu (bệnh nhân lọc màng bụng không cần shunt, nhưng cần một ống thông đường tiểu (catheter) cố định ở bụng). Khi đó, một kim sẽ đưa máu từ cơ thể vào máy lọc, kim còn lại sẽ trả lại máu từ máy lọc vào người bệnh nhân.

Shunt là sự kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Kỹ thuật này được đặt bởi bác sĩ – người sử dụng chính tĩnh mạch của bạn để tạo nên sự liên kết này (còn được gọi là đường rò) hoặc sử dụng một ống giả.

Lọc thận có thực hiện được ở nhà không?

Đương nhiên là có, cả lọc màng bụng và lọc máu tại nhà có thể được thực hiện tại nhà. Bác sĩ và  y tá sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện việc này trong vòng một vài tuần. Khi bạn đã thuần thục, họ sẽ để bạn tự làm tại nhà.

Dù vậy, bạn vẫn cần theo dõi bởi bác sĩ , và bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu có vấn đề. Y tá sẽ lên kế hoạch đến nhà bạn thường xuyên trong trường hợp không thể nói chuyện qua điện thoại.

Loại lọc thận nào là tốt nhất?

Từ phương diện y học, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định phương thức nào là cần thiết hơn loại khác. Lọc máu tại nhà thường được ưa thích hơn với những bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân, và không muốn gắn chặt với bệnh viên. Lọc máu tại nhà cũng cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hơn do họ không cần thường xuyên đến trung tâm. Tuy nhiên bạn cần có trách nhiệm với chính sức khỏe của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về chạy thận nhân tạo?

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm