Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về gốc tự do

Gốc tự do là gì và tại sao gốc tự do lại quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về gốc tự do

Định nghĩa: gốc tự do

Các gốc tự do là các phân tử có khả năng phản ứng rất cao và không ổn định, được sản xuất trong cơ thể một cách tự nhiên như là một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất (oxy hóa) hoặc do tiếp xúc với chất độc trong môi trường như khói thuốc lá và tia cực tím. Các gốc tự do có tuổi thọ chỉ một phần của một giây.

Cấu trúc của gốc tự do

Các gốc tự do chứa một electron chưa ghép cặp. Do sự thiếu hụt một electron ổn định ở lớp vỏ ngoài nên các gốc tự do liên tục tìm kiếm để liên kết với một electron khác để ổn định cấu trúc - một quá trình có thể gây ra tổn thương cho DNA và các phần khác của tế bào người.

Tổn thương này có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư và các bệnh khác, cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa.

Nguyên nhân sinh ra gốc tự do ?

Các gốc tự do có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể được tạo ra từ quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể, hoặc do tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường.

Cơ thể chúng ta thường sản xuất các gốc tự do trong quá trình phá vỡ các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể chúng ta hoạt động. Việc sản xuất các gốc tự do trong quá trình trao đổi chất bình thường như thế này là một trong những lý do khiến nguy cơ ung thư tăng theo tuổi tác, ngay cả khi người ta có ít phơi nhiễm với các chất gây ung thư.

Tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường sống cũng có thể tạo ra các gốc tự do. Ví dụ về một số chất gây ung thư bao gồm:

  • Khói thuốc lá
  • Tia cực tím
  • Radon
  • Hóa chất môi trường và nghề nghiệp

Ảnh hưởng của các gốc tự do lên cơ thể

Khi các gốc tự do được tạo ra, cho dù thông qua phơi nhiễm hoặc làm các quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương tế bào một cách tự do, không theo quy luật nào cả.

Sự có mặt của các gốc tự do tạo ra tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể. Stress oxy hóa là phản ứng xảy ra dẫn đến các gốc tự do thu được một electron trong môi trường có oxy.

Tổn thương với protein (và các thành phần cơ thể khác có thể trực tiếp gây ra bệnh.

Tổn thương các gen trong DNA có thể dẫn đến các gen tạo ra các protein không hiệu quả - các protein cần thiết để theo dõi các tế bào của cơ thể. Một số trong những đột biến này có thể liên quan đến gen được biết đến dưới tên gen ngăn chặn khối u. Các gen này mã hóa cho các protein có chức năng sửa chữa các thiệt hại trong DNA hoặc loại bỏ các tế bào bị hư hỏng thông qua quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Hậu quả là tế bào được phép phân chia và trở thành một khối u - sự hình thành của một tế bào ung thư.

Chất chống oxy hoá và các gốc tự do

Người ta cho rằng các chất chống oxy hóa, như vitamin C, vitamin E, và beta-carotene, có thể làm giảm các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể chúng ta bằng cách ức chế sự hình thành của chúng.

Mặc dù các nguồn chất chống oxy hoá có trong chế độ ăn có tương quan với nguy cơ phát triển ung thư phổi thấp hơn nhưng điều quan trọng cần lưu ý là việc bổ sung một số chất này (như beta-carotene và vitamin E) có thể làm tăng nguy cơ.

Đối với những người đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải thảo luận về việc bổ sung chất chống oxy hoá với bác sĩ điều trị ung thư của bạn. Một số phương pháp điều trị ung thư, như xạ trị, tạo ra các gốc tự do trong nỗ lực để tiêu diệt tế bào ung thư.

Trong trường hợp này, việc sử dụng các chất chống oxy hoá có thể về lý thuyết làm giảm hiệu quả điều trị.

Gốc tự do và nguy cơ ung thư

Ung thư thường do một loạt các đột biến tạo ra sự tăng trưởng không kiểm soát được của tế bào. Vì trái cây và rau cải trong chế độ ăn uống của chúng ta chứa nhiều chất chống oxy hoá nên người ta cho rằng đây có thể là một trong những lý do tại sao một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả luôn liên quan đến giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, như đã lưu ý trước đây, việc nhận được các chất chống oxy hoá ở dạng thực phẩm chức năng chưa được chứng minh có hiệu quả, và hầu hết các chuyên gia ung thư đều khuyên nên bổ sung các chất chống oxy hóa từ thực phẩm hàng ngày

Ngoài ra, một số chất bổ sung vitamin và khoáng chất có thể gây trở ngại cho điều trị ung thư.

Gốc tự do và tuổi tác

Có một số giả thuyết mô tả lý do tại sao cơ thể chúng ta lại già đi và các gốc tự do được cho là một trong số những lý do gây ra hiện tượng đó. Tuy nhiên hiện tượng lão hóa thông thường thường liên quan đến rất nhiều quá trình khác trong cơ thể nữa, chứ không chỉ liên quan đến gốc tự do.

Bạn có thể làm gì?

Biết được ung thư có thể phát triển như thế nào, mọi người có thể tìm cách làm giảm các gốc tự do sản xuất ra trong cơ thể cũng như tăng các chất chống oxy hoá sẵn có để đối phó với các gốc tự do được tạo ra ngay cả trong quá trình trao đổi chất bình thường. 

Thông tin thêm trong bài viết: 11 loại thực phẩm chống ung thư

Bình luận
Tin mới
  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

Xem thêm