Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi mức độ nghiêm trọng của những cơn đau và ảnh hưởng của nó tới các sinh hoạt hàng ngày.

Đau nửa đầu thường được biết đến với những cơn đau nhói ở một bên đầu. Các cơn đau khi xuất hiện thường ở mức độ nặng và làm cản trở đến các hoạt động hàng ngày, có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày nếu không được điều trị.

Cứ khoảng 10 người Mỹ lại có 1 người bị đau nửa đầu và trong số đó nữ giới thường cao gấp 3 lần nam giới. Nguyên nhân thực sự của đau nửa đầu vẫn chưa được biết rõ nhưng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau như: thức ăn, căng thẳng, thay đổi hóc-môn hoặc một số bệnh khác về tâm thần kinh.

Triệu chứng phổ biến của đau nửa đầu

Đau nhói điển hình thường xảy ra ở một bên đầu, gần thái dương, trán và hai mắt. Đau nửa đầu có thể khiến bạn tăng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và vận động, dù chỉ gắng sức nhẹ, ví dụ như leo cầu thang. Một số người có thể bị buồn nôn, nôn và các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, lóa mắt hoặc về tai như nghe kém hoặc về cảm giác như tê bì, mất cảm giác ở một vài vùng trên mặt.
Những cơn đau có thể khiến bạn không thể làm việc hoặc thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.

Đau nửa đầu có tiền triệu

Khoảng 20% những người bị đau nửa đầu có các triệu chứng báo trước khoảng 20 phút đến 1 giờ. Chúng có thể là ánh sáng nhấp nháy, các đướng lượn sóng, các chấm trước mắt, gây nhìn mờ hoặc xuất hiện những điểm mù. Đây gọi là đau nửa đầu cổ điển.
Một số người có thể thay đổi tâm trạng trước khi xuất hiện đau nửa đầu. Họ sẽ trở nên hào hứng hơn, dễ bị kích thích hoặc buồn chán. Một số khác lại có khứu giác và vị giác nhạy cảm hơn. Họ thường cảm thấy mệt mỏi, hay ngáp ngủ và bị mỏi cơ. Cứ khoảng 4 người lại có một người xuất hiện những tiền triệu khoảng 24 giờ trước bất kì một cơn đau đầu nào.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của đau nửa đầu vẫn chưa được làm rõ nhưng chúng được nghĩ nhiều đến các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh bao gồm các chất hóa học, các mạch máu và các dây thần kinh trong não.

Yếu tố khởi phát

Ánh sáng nhấp nháy: Đau nửa đầu có thể gây ra do một số yếu tố đặc biệt, ví dụ như ánh sáng nhấp nháy. Nó có thể phản xạ lại từ tuyết, nước hoặc từ bóng đèn huỳnh quang, ti-vi, màn chiếu phim. Đeo các kính phân cực và sử dụng bóng đèn huỳnh quang có phổ ánh sáng ban ngày sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này.
Lo lắng và căng thẳng: những căng thẳng về cảm xúc là yếu tố thường gặp gây đau nửa đầu. Mặc dù bạn không thể hoàn toàn tránh khỏi căng thẳng nhưng các bài tập thư giãn có thể giúp bạn đối mặt với nó. Hít vào và thở ra từ từ để không khí lấp đầy phổi của bạn và sau đó xẹp xuống như một quả bóng. Một số người thấy rằng nghĩ về một khung cảnh yên bình hoặc nghe những bản nhạc mà mình yêu thích có thể khiến bạn thấy tốt hơn.

Ăn ít hoặc thiếu ngủ: Những người dễ bị đau nửa đầu thường có liên quan đến chế độ ăn và giấc ngủ. Đường huyết thấp do bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều đường có thể gây ra đau nửa đầu. Uống đủ nước và ngủ ít nhất 6-8 tiếng mỗi đêm để hạn chế xuất hiện những cơn đau đầu.

Thay đổi hóc-môn

Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu trước một vài ngày hoặc trong khi kì kinh của họ diễn ra, vào thời điểm estrogen tụt giảm. Uống thuốc kháng viêm trước khi đau đầu xuất hiện hoặc sử dụng hóc-môn pháp tránh thai như viên uống, miếng dán hoặc vòng tránh thai có thể mang lại hiệu quả ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, một số khác lại không cải thiện gì, thậm chí tồi tệ hơn khi sử dụng hóc-môn tránh thai.

Thực phẩm: một số người bị đau đầu khi sử dụng một số loại thực phẩm như mì chính, rượu vang đỏ, phomat, sô-cô-la, nước sốt đậu nành hoặc các loại thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học không xác nhận bất cứ một loại thức ăn đặc biệt nào là tác nhân gây đau nửa đầu.

Tyramin: Các thực phẩm để lâu, lên men và được bảo quản có chứa nhiều tyramin – một sản phẩm được tạo ra do phân hủy các axit amin tyrosin. Tyramin có thể làm các mạch máu co lại, sau đó mở rộng, dẫn đến kích hoạt cơn đau nửa đầu. Một số chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế những loại thực phẩm lên men hoặc để lâu, ví dụ như phomat, nước sốt đậu nành, dưa muối và xúc xích.

Cafein: Khi kết hợp trong một số thuốc giảm đau, cafein giúp tăng cường tác dụng giảm đau. Hầu hết các trường hợp đau nửa đầu có thể uống một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày mà không xảy ra vấn để gì. Tuy nhiên, quá nhiều cafein có thể dẫn đến đau đầu khi tác dụng kích thích của nó qua đi.

Những ai thường bị đau nửa đầu?

Phụ nữ có tỉ lệ đau nửa đầu gấp 3 lần so với nam giới. Nếu những người thân của bạn bị đau nửa đầu thì bạn cũng có nhiều khả năng mắc phải. Các chuyên gia tin rằng đau nửa đầu có liên quan đến đột biến gen tác động đến một số khu vực trong não. Đau nửa đầu cũng thường gặp hơn ở những người động kinh, trầm cảm, hen suyễn, rối loại lo âu, một số bệnh lí thần kinh khác và những rối loạn di truyền.

Đau nửa đầu ở trẻ emKhoảng 5% trẻ có các vấn đề về đau đầu mắc chứng đau nửa đầu. Cả trẻ trai và gái đều có thể bị đau nửa đầu nhưng sau tuổi dậy thì thì nữ gặp nhiều hơn. Nếu trẻ đi lại loạng choạng, xanh xao và quấy khóc, hoặc có các cử động mắt bất thường, nôn, chúng có thể bị một dạng đau nửa đầu có tên gọi là cơn chóng mặt kịch phát lành tính.

Chẩn đoán
Đau nửa đầu được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và các xét nghiệm chụp não (chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ) để đánh giá các nguyên nhân có thể khiến bạn đau đầu như khối u não hoặc xuất huyết não.

Trước khi bắt đầu điều trị, bác sĩ có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của đau nửa đầu đến cuộc sống của bạn. Những câu hỏi đơn giản có thể được đặt ra như số lần bạn phải nghỉ việc, nghỉ học, không tham gia hoạt động gia đình hoặc các sở thích cá nhân vì đau nửa đầu.

Điều trị

Dùng thuốc điều trị đau nửa đầu
  • Phối hợp các thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm  như: aspirin, naproxen, ibuprofen, paracetamol có thể mang lại hiệu quả điều trị đau nửa đầu. Tuy nhiên, sử dụng quá liều hoặc thường xuyên có thể làm tình trạng đau đầu của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn đến loét dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Triptan: là thuốc phổ biến nhất được kê đơn để điều trị chứng đau nửa đầu, có hiệu quả nhất khi uống sớm trong cơn đau. Triptan thường gặp bao gồm Amerge, Axert, Frova, Imitrex, Maxalt, Relpax, Treximet, và Zomig. Những người bị huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, và các bệnh lí khác có thể không được sử dụng triptan vì chúng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn đang uống, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh. Tác dụng phụ của triptan bao gồm buồn nôn, chóng mặt, ù tai, tê bì và đau ngực.
  • Ergotamin: nếu Triptan không giúp bạn giảm cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định dihydroergotamin (Migranal) hoặc ergotamin (Cafergot hoặc Migergot) dạng viên, dạng xịt mũi hoặc tiêm. Các thuốc này sẽ làm co mạch máu và có thể gây buồn nôn, chóng mặt, đau cơ và vị khó chịu trong miệng. Chúng thường không có hiệu quả như Triptan và có thể có phản ứng với các thuốc khác.

Sau khi bạn đã điều trị bằng 2 hoặc 3 loại thuốc đau đầu, bạn có thể tự đánh giá hiệu quả bằng một vài câu hỏi đơn giản như: Bạn có nhận được hiểu quả mà bạn mong muốn không? Nếu không, bạn nên đến gặp bác sĩ để đổi thuốc. Cần đảm bảo rằng bạn uống thuốc sớm trong cơn đau, ít nhất là trong vòng 2 tiếng sau khi bạn bắt đầu bị đau nửa đầu.

Hạn chế sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến đau đầu mạn tính. Bạn không nên uống các thuốc kê đơn nhiều hơn 2 lần/tuần. Bạn có thể tránh khỏi đau đầu mạn tính bằng cách sử dụng các thuốc tấn công và gián đoạn dưới sự giám sát của bác sĩ. Các thuốc giảm đau gây ngủ chỉ nên uống khi các thuốc khác không có hiểm quả vì nó có thể gây nghiện.

Các thuốc dự phòng cơn đau nửa đầu

Nếu đau nửa đầu diễn ra thường xuyên hoặc có mức độ rất nặng, bạn có thể cần uống thuốc hàng ngày để phòng ngừa sự bùng phát các cơn đau. Những thuốc điều trị tăng huyết áp có thể được sử dụng nhằm mục đích này như: thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi. Một vài loại thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh cũng được sử dụng để phòng đau nửa đầu. Thậm chí là Botox, một thuốc thường được sử dụng để điều trị nếp nhăn, cũng có thể phòng bệnh ở một số người.

Liệu pháp thay thế trong điều trị các cơn đau nửa đầu

Phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học hoặc rèn luyện sự thư giãn có thể giúp bạn giảm đau tương tự như điều trị bằng thuốc. Liệu pháp phản hồi sinh học là sử dụng một máy để hướng dẫn bạn ghi lại thời điểm xuất hiện căng cơ và thay đổi nhiệt độ cơ thể, nó chính là những dấu hiệu của stress.

Châm cứulà một phương pháp của y học Trung Quốc, sử dụng những cây kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để lấy lại sự cân bằng năng lượng. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu sẽ kích thích não giải phóng ra các chất hóa học giúp giảm đau. Tuy nghiên, hiệu quả của châm cứu đối với các triệu chứng đau nửa đầu vẫn còn nhiều tranh cãi.

Một số chú ý

Ưu điểm của tuổi tác: đau nửa đầu thường diễn ra vào giai đoạn hoàng kim nhất của cuộc đời, khoảng từ 20-60 tuổi. Khi bạn bước vào tuổi già, chúng thường giảm đi cả về mức độ và số lần xuất hiện, thậm chí có thể biến mất hoàn toàn. Kiểm soát bệnh tốt ngay từ trẻ có thể giúp bạn chấm dứt những cơn đau nửa đầu khi về già.

Theo dõi các yếu tố cá nhân: Bạn nên tìm hiểu các yếu tố gây nên chứng đau nửa đầu của bạn và ghi chép lại vào một cuốn sổ. Mỗi lần bạn bị đau nửa đầu, hãy ghi lại những dấu hiệu cảnh báo (hay còn gọi là tiền triệu), các tác nhân gây ra nó và mức độ nghiêm trọng mà bạn phải trải qua. Nếu bạn có thể khám phá ra được các yếu tố gây kích hoạt cơn đau của mình, bạn có thể tránh được đau đầu trong tương lai.

Khi nào bạn cần hỗ trợ: Nếu bất kì một cơn đau đầu nào mới xuất hiện mà nghiêm trọng bình thường hoặc kéo dài hơn 2 ngày thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Điều quan trọng là bạn cần để họ biết được những thay đổi này. Nếu bạn bị đau đầu kèm theo liệt, lơ mơ, sốt hoặc cứng cổ, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

Xem thêm