Dị ứng thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua và hiện ảnh hưởng đến gần 4% dân số và 8% trẻ em. Các thực phẩm bị dị ứng phổ biến nhất bao gồm sữa bò, trứng gà, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hải sản và quả hạch. Dị ứng với thực phẩm có thể nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Việc tránh ăn các thực phẩm là thủ phạm gây dị ứng là vô cùng quan trọng.
Tỷ lệ dầu thực vật trong chế biến thực phẩm
Thật không may, các chất gây dị ứng thực phẩm thường hay ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn và đã được sơ chế dẫn đến phản ứng dị ứng thực phẩm bất ngờ. Các loại dầu thực vật khác nhau được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn và đã có nhiều báo cáo khác nhau trong nhiều năm qua về các phản ứng dị ứng với các loại dầu này. Trong khi dầu thực vật có rất nhiều loại khác nhau như dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, dầu ngô hoặc dầu cọ thì các thực phẩm chế biến sẵn chỉ liệt kê thành phần này đơn giản là "dầu thực vật".
Dầu thực vật được tinh chế đã được sản xuất theo công nghệ để loại bỏ phần lớn protein có ở dạng dầu thô. Đó là protein trong thực phẩm đóng vai trò là chất gây dị ứng.
Việc tinh chế dầu thực vật làm giảm lượng protein khoảng 100 lần, điều này làm giảm đáng kể khả năng gây ra phản ứng dị ứng của dầu thực vật .
Thật không may, dầu thô và một số loại dầu thực vật tinh chế có chứa một số protein thực vật, có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người rất nhạy cảm với dị ứng thực phẩm.
Dị ứng dầu đậu phộng
Dị ứng đậu phộng đã trở nên ngày càng phổ biến trong vài năm qua, ảnh hưởng đến 1-2% dân số sống ở các nước phương Tây. Tránh ăn đậu phộng khá khó khăn vì nó thường là một thành phần ẩn trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Dầu đậu phộng thường được sử dụng trong nấu ăn và chế biến thực phẩm ở cả dạng thô và tinh chế
Quá trình tinh chế dầu đậu phộng hầu như loại bỏ sự hiện diện của protein đậu phộng; mặc dù ngay cả dầu đậu phộng thô cũng chứa một lượng rất nhỏ -1 microgam protein đậu phộng trên 1 mililit dầu.
Hầu hết những người bị dị ứng đậu phộng không gặp phải phản ứng dị ứng cho đến khi họ ăn 50 đến 100 miligam protein đậu phộng có nghĩa là một người bị dị ứng đậu phộng sẽ phải tiêu thụ đến hàng lít dầu đậu phộng thô mới gây ra phản ứng dị ứng.
Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố năm 1997 cho thấy dưới 10% bệnh nhân bị dị ứng đậu phộng xuất hiện phản ứng dị ứng (phản ứng thường khá nhẹ) sau khi tiêu thụ số lượng khác nhau của dầu đậu phộng thô. Không ai trong số 62 bệnh nhân được nghiên cứu phản ứng với dầu đậu phộng tinh chế .
Một nghiên cứu được công bố năm 2008 đã tìm cách xác định xem kháng thể dị ứng với đậu phộng trong các mẫu máu từ những người bị dị ứng đậu phộng sẽ phản ứng với protein đậu phộng được tìm thấy trong dầu đậu phộng trong một thử nghiệm gọi là immunoblot. Các phản ứng đã xảy ra, nhưng chỉ trong mẫu máu với mức độ kháng thể dị ứng với đậu phộng cực cao. Đây là nghiên cứu liên quan đến các xét nghiệm máu chứ không phải là xét nghiệm để xem liệu một người bị dị ứng đậu phộng có gặp phải phản ứng dị ứng sau khi ăn dầu đậu phộng hay không.
Dị ứng dầu đậu nành
Có ít thông tin liên quan đến dầu đậu nành và phản ứng dị ứng, mặc dù có một số trường hợp phản ứng dị ứng được báo cáo trong tài liệu y khoa về thực phẩm, cũng như thuốc có chứa dầu đậu nành.
Có khả năng cũng giống như đậu phộng, dầu đậu nành thô chứa nhiều protein hơn dầu đậu nành tinh chế. Trong khi đậu nành được coi là một loại thực phẩm dị ứng phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ thì người lớn thường bị dị ứng đậu phộng.
Dị ứng dầu hạt hướng dương
Dị ứng hạt hướng dương không phổ biến. Có một vài báo cáo trong tài liệu y khoa về những người gặp phải phản ứng dị ứng với dầu hạt hướng dương, mặc dù một nghiên cứu được công bố năm 1986 không tìm thấy phản ứng nào với dầu hạt hướng dương thô hoặc tinh chế ở hai bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi ăn hạt hướng dương.
Dị ứng dầu mè/dầu vừng
Vừng đang trở thành thực phẩm gây dị ứng phổ biến hơn trong những năm gần đây, và giống như dị ứng đậu phộng, dị ứng mè gây ra các phản ứng nguy hiểm là khá phổ biến. Dầu mè khác với nhiều loại dầu thực vật khác ở chỗ nó được sử dụng làm hương liệu cho thực phẩm. Vì lý do này, dầu mè thường ở dạng thô và do đó chứa protein vừng đáng kể.
Phản ứng dị ứng với dầu mè đã được báo cáo trong tài liệu y khoa. Vì vậy, một người bị dị ứng hạt mè nên tuyệt đối tránh dầu mè.
Dị ứng các loại dầu thực vật khác
Có một số loại dầu thực vật khác được sử dụng trong nấu ăn và thực phẩm chế biến sẵn gồm dầu ngô, dầu cây rum, dầu hạt cải, dầu cọ và dầu dừa. Ngoại trừ một báo cáo về dị ứng dầu dừa có trong sữa bột trẻ em xuất bản năm 1994, không có báo cáo nào về dị ứng thực phẩm với các loại dầu thực vật này được công bố trong tài liệu y khoa. Có khả năng những loại dầu này được tinh chế và do đó chứa rất ít protein có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Do đó, nếu một người bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể (như đậu phộng, đậu nành hoặc hướng dương), nên tránh dùng dầu thô. Các loại dầu tinh chế chứa ít hoặc không có protein, nên an toàn và có thể được tiêu thụ. Trong trường hợp dầu mè, hoặc bất kỳ loại dầu thực vật nào khác được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm, một người bị dị ứng hạt mè nên tránh tiêu thụ dầu mè.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về chất béo trong dầu ăn?
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.