Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những cách đơn giản giúp mẹ dồi dào sữa cho bé bú

Bạn thường lo lắng làm sao có nhiều sữa cho bé hay ăn chóng lớn? Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này.

  1. Đừng quá lo lắng

Nhiều bà mẹ mới sinh nghĩ rằng họ ít sữa trong khi thực tế không phải như vậy. Mẹ biết không, hầu hết các bà mẹ phải vài ngày sau khi sinh sữa mới về đủ cho bé bú. Vì vậy, mấy ngày đầu có thể bạn sẽ phải xin sữa của mẹ khác hoặc cho bé tạm bú bình.

Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra sữa non, dù lượng rất ít nhưng rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể, rất tốt cho bé. Hãy cho bé bú ngay nguồn sữa non quý giá này dù bạn đã về sữa hay chưa.

    2. Cho bé bú nhiều

Bé bú càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tạo ra nhiều sữa. Đừng tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt mà hãy cho bé bú ngay từ khi bạn bắt đầu có sữa, bất cứ khi nào bé đói, trong thời gian bao lâu tùy thích, đặc biệt là trong vài tuần đầu đời của bé. Hãy cho bé bú kiệt sữa một bên vú trước khi chuyển sang bên vú còn lại.

  1. Nghỉ ngơi đầy đủ

Thiếu ngủ thực sự ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của mẹ. Nếu có thể, hãy nghỉ ngơi đầy đủ, tận dụng những cơ hội nghỉ ngơi dù ngắn. Cắt giảm các công việc bên ngoài và thư giãn cùng con, nghỉ ngơi, ăn uống và cho con bú. Tất nhiên, điều này dễ dàng hơn khi sinh con đầu lòng so với khi bạn đã có những đứa con lớn hơn, vì bạn cũng cần dành thời gian để quan tâm chúng.

  1. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể cản trở phản xạ tiết sữa, vì vậy hãy "tránh xa" căng thẳng nếu có thể.  Hãy nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ việc chăm sóc bé cũng như những việc khác, tận dụng thời gian để thư giãn, hạn chế bị căng thẳng.

  1. Nhận sự hỗ trợ từ mọi người

Tìm kiếm những bà mẹ mới sinh khác đang cho con bú để trao đổi kinh nghiệm. Nếu bạn cảm thấy dễ bị ảnh hưởng thì hãy tránh xa những người hay chỉ trích hoặc không ủng hộ việc bạn cho con bú hoặc những người gây khó khăn cho bạn khi cho con bú.

  1. Tránh xa bia rượu

Có thể bạn từng nghe nói rằng bia giúp kích thích sản xuất sữa, nhưng thực tế, đồ uống có cồn làm giảm lượng sữa tiết ra. Một nghiên cứu cho thấy sau khi uống một hoặc hai ly rượu vang, phụ nữ mất nhiều thời gian hơn để tiết ra giọt sữa đầu tiên và  lượng sữa tiết ra cũng ít hơn.

  1. Uống nhiều nước

Nếu bạn bị mất nước, thiếu nước, bạn sẽ tạo ra ít sữa hơn. Bạn dành nhiều thời gian để chăm em bé mà quên mất việc uống nước, vì vậy hãy mang theo một chai nước bên mình và để chai ở nơi bạn thường cho con bú.

Ngoài ra, hãy cố gắng ăn những thực phẩm cung cấp nhiều nước, chẳng hạn như trái cây và rau quả.

  1. Ăn uống đầy đủ

Để duy trì nguồn sữa và sức khỏe của chính bạn, nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn cần nạp nhiều hơn khoảng 300 - 500 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai. Chế độ ăn uống tốt nhất đối với phụ nữ cho con bú chỉ đơn giản là chế độ ăn uống bình thường, lành mạnh, cân bằng, đủ protein, chất béo, giàu trái cây, rau và ngũ cốc.

Đọc thêm tại bài viết: Cho con bú có ảnh hưởng gì đến tình dục?

  1. Không cho trẻ bú bình sớm

Việc bú bình sau này là cần thiết, nhưng trong vài tuần đầu tiên khi bạn bắt đầu có sữa, bé nên bú mẹ hoàn toàn, hoặc bú mẹ càng nhiều càng tốt. Bé bú sữa mẹ sẽ kích thích cơ thể mẹ sinh sữa tốt hơn nhiều so với sử dụng máy hút sữa, vì vậy hãy cho bé bú càng nhiều càng tốt.

  1. Sử dụng thảo dược

Một số loại thảo mộc được cho là có tác dụng tăng cường sữa cho phụ nữ. Một là hạt cỏ Cà ri, một loại hạt thường được dùng trong nấu ăn. Một chất bổ sung thường được sử dụng khác là cây Kế sữa. Nghiên cứu khoa học chưa thật rõ liệu một trong hai chất bổ sung này có thực sự kích thích sản xuất sữa hay không, nhưng chúng thường được coi là an toàn để sử dụng khi cho con bú.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, theo kinh nghiệm dân gian hoặc lời khuyên của bạn bè, gia đình.

  1. Thực phẩm và sữa mẹ

Bạn không cần phải ăn nhiều hẳn một số loại thực phẩm nào đó để tạo ra nhiều sữa hơn. Chỉ cần tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc, protein và một chút chất béo.

Một số nghiên cứu cho thấy tỏi, hành và bạc hà làm cho sữa mẹ có vị khác, do đó bé có thể bú nhiều hơn và từ đó, bạn tiết ra nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, bạn cần quan sát kỹ các phản ứng của bé khi bạn dùng các thực phẩm này.

Bên cạnh đó, nếu bé có vẻ đầy hơi sau khi bạn ăn bông cải xanh, bắp cải hoặc đậu, hãy ngừng ăn những thực phẩm đó.

  1. Vắt sữa cho con bú

Nếu bạn chủ yếu hoặc chỉ hút sữa để cho con bú thì hầu hết lời khuyên trong bài viết này cũng áp dụng cho bạn. Bên cạnh đó, việc sữa mẹ tiết ra và lượng sữa còn phụ thuộc vào tín hiệu từ bé, vì vậy, khi vắt sữa, hãy thử nhìn vào bức ảnh của con bạn, nghe ghi âm tiếng con khóc, hoặc ngửi mùi trên chăn hay bộ đồ ngủ của con để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn.

  1. Mát-xa ngực

Mát-xa ngực có thể giúp tăng khối lượng và hàm lượng chất béo trong sữa của bạn. Khi bé bú, hãy xoa bóp vùng ngực phía ngoài rồi tiến dần đến phía núm vú và đợi cho bé bú vài ngụm. Sau đó xoa bóp vùng khác trên cùng một vú và chờ bé bú thêm. Lặp lại quá trình.

  1. Kiểm tra kỹ các thuốc đang dùng

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Các loại thuốc có thể làm giảm nguồn sữa của bạn bao gồm thuốc kháng histamine và thuốc trị nghẹt mũi, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai nội tiết tố có chứa estrogen và một số loại thuốc giảm cân.

Nếu bạn đang cho con bú, hãy báo lại với bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc thay thế.

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, một chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể hỗ trợ cho bạn. Hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Thông tin thêm trong bài viết: Làm sao để tăng nguồn sữa mẹ một cách an toàn?

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Xem thêm