Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau sinh bao lâu có thể "yêu" trở lại?

Sau khi sinh, quan hệ tình dục quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho cả hai giới. Vậy thời điểm nào làm "chuyện ấy" là phù hợp?

"Chuyện ấy" của phụ nữ có thể thay đổi sau sinh.

Sau khi sinh bao lâu có thể quan hệ tình dục?

Nhiều người thường thắc mắc "sau sinh nên đợi bao lâu có thể quan hệ trở lại?". Thực tế chưa có câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Lý do là vì khả năng chữa lành của mỗi người thường khác nhau.

Theo tiến sĩ Adi Davidov, phó chủ tịch Khoa sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Staten Island, New York (Mỹ), hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu sau khi sinh.

Nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí Y học tình dục (The Journal of Sexual Medicine) cho biết, việc mang thai và sinh nở tạo ra những thay đổi về mặt sinh học, tâm lý và xã hội ở phụ nữ. Thiếu ngủ, thay đổi ngoại hình và các vấn đề về tiết niệu là những yếu tố có thể góp phần làm thay đổi chức năng tình dục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 89% phụ nữ tiếp tục hoạt động tình dục trong vòng 6 tháng sau khi sinh con. Tuy nhiên, tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục có thể dao động từ 41% đến 83% sau 2-3 tháng sau sinh và 64% sau 6 tháng sau sinh.

Sự thoải mái và sẵn sàng của bạn cho việc quan hệ sau sinh là rất quan trọng. Hãy luôn ưu tiên những gì bạn cảm thấy phù hợp với mình và đối tác.

Quan hệ tình dục sau khi sinh có gì khác biệt?

Tiến sĩ Adi Davidov cho biết: "Sau khi sinh con, âm đạo phụ nữ thường bị kéo căng hoặc thay đổi nếu sinh mổ. Sự thay đổi này đôi khi có thể nhận thấy rõ ràng trong quá trình quan hệ. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh thường có cảm giác khô âm đạo".

Theo Mayo Clinic (một trong những bệnh viện lớn nhất tại Mỹ), việc mang thai, chuyển dạ và sinh con qua đường âm đạo có thể dẫn đến căng hoặc có khả năng gây tổn thương cho các cơ sàn chậu, bàng quang, ruột non, trực tràng...

Lời khuyên giúp quan hệ tình dục tốt hơn sau khi sinh

Sau khi chào đón em bé, việc tìm cách kết nối lại sự thân mật với bạn đời cần phải điều chỉnh. Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra khác biệt lớn giúp cho "chuyện ấy" trở nên hòa hợp và thoải mái hơn.

Đầu tiên, cải thiện tình trạng khô âm đạo bằng chất bôi trơn. Tiến sĩ Adi Davidov gợi ý, bạn nên dùng chất bôi trơn khi quan hệ. Ngoài ra, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau khi làm "chuyện ấy", vì họ có thể đưa ra các lựa chọn điều trị tốt nhất.

Việc sắp xếp thời gian dành riêng cho "chuyện ấy" cho phép bạn và đối tác tập trung vào nhau. Bạn nên thư giãn, thực hiện chậm rãi và trao đổi cởi mở với đối tác của mình về những gì cảm thấy dễ chịu. Tham khảo các lựa chọn thay thế như massage hoặc quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể làm tăng thêm sự khoái cảm.

Những điều cần biết về ngừa mang thai sau sinh

Khả năng mang thai vẫn còn trong những tuần sau khi sinh con. Nếu quan hệ tình dục là một phần trong cuộc sống của bạn thì cần cân nhắc việc phòng ngừa mang thai, trừ trường hợp bạn sẵn sàng mang thai lần nữa.

“Tôi khuyên bạn nên kiểm soát sinh sản ngay khi bắt đầu hoạt động tình dục sau khi sinh. Về mặt lý thuyết, một người phụ nữ có thể mang thai ngay sau 6 tuần sau khi sinh con", tiến sĩ Adi Davidov nói.

Trung tâm Y tế Tây Nam UT (UT Southwestern Medical Center) gợi ý một số lựa chọn ngừa thai sau sinh, bao gồm: Tiêm Depo Provera (thuốc tổng hợp tương tự progesterone, một nội tiết tố bình thường được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt) kéo dài khoảng 3 tháng, thiết bị tránh thai có thể đảo ngược kéo dài (Long acting reversible contraception - LARC) có hiệu quả lên đến 10 năm và thắt ống dẫn trứng để có giải pháp lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: "Chuyện ấy" sau sinh mổ, sinh thường - khi nào là hợp lý?

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm