Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sỏi mật khi mang thai

Ngoài tình trạng ốm nghén, rạn da và phù ở bàn chân, phụ nữ mang thai còn có một vấn đề khác phải lo lắng: sỏi mật. Nhưng mặc dù nguy cơ mắc bệnh gia tăng, vẫn có những điều bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa bệnh lý không mong muốn này của thai kỳ.

Sỏi mật có thể dẫn đến đau đớn và các triệu chứng khác, và nếu không được điều trị, chúng có thể khiến túi mật của bạn bị nhiễm trùng hoặc thậm chí vỡ. Phụ nữ có tỷ lệ mắc sỏi mật cao gấp 2 đến 3 lần so với nam giới và sự thay đổi nội tiết tố xảy ra khi mang thai khiến họ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn. Tuy nhiên, sỏi mật không phải là một phần tất yếu của thai kỳ nếu bạn sẵn sàng thực hiện các cách để tránh chúng.

Mối liên hệ giữa mang thai và sỏi mật là gì?

Mật là một chất lỏng do gan sản xuất, chủ yếu được tạo thành từ cholesterol, bilirubin và muối mật. Túi mật của bạn lưu trữ mật cho đến khi cơ thể bạn cần, sau đó giải phóng nó vào ruột non, giúp tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn uống và các vitamin tan trong chất béo. Nếu các chất tạo nên mật của bạn trở nên mất cân bằng - chẳng hạn như quá nhiều cholesterol hoặc bilirubin và không đủ muối mật - thì sỏi mật có thể hình thành trong túi mật của bạn.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn do nồng độ estrogen tăng cao, đồng thời việc tăng cân và giảm cân nhanh chóng sau khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tăng estrogen có thể khiến nồng độ cholesterol trong mật tăng đột biến, có thể dẫn đến sự phát triển của sỏi mật.

Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone cũng có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn vì chúng có chứa estrogen.

Triệu chứng sỏi mật khi mang thai

Đôi khi sỏi mật không gây ra vấn đề hoặc triệu chứng nào và chúng có thể tự biến mất sau khi bạn sinh con. Nhưng điều quan trọng là phải nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiềm ẩn nào sau đây của các vấn đề về túi mật:

  • Đau liên tục và dữ dội ở phần trên bên phải của bụng, đặc biệt là sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo
  • Đau vùng bụng trên lan lên vai phải và lưng
  • Đau bụng kéo dài hơn năm giờ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt
  • Phân có màu đất sét

Chẩn đoán và điều trị sỏi mật khi mang thai

Để xác nhận chẩn đoán sỏi mật, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm ổ bụng.

Hãy chắc chắn rằng bác sĩ biết rằng bạn đang mang thai, vì nhiều xét nghiệm chẩn đoán sỏi mật, chẳng hạn như chụp X-quang túi mật qua đường miệng, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc quét hạt nhân có thể không an toàn khi mang thai.

Sỏi mật được điều trị phổ biến nhất bằng phẫu thuật cắt túi mật. Tùy thuộc vào các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bạn, bác sĩ có thể chọn theo dõi cẩn thận hoặc tiến hành cắt bỏ túi mật khi bạn đang mang thai.

Cách ngăn ngừa sỏi mật khi mang thai

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giúp giảm nguy cơ sỏi mật khi mang thai:

  • Đạt được số cân nặng khỏe mạnh. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển sỏi mật ở phụ nữ. Mang thai không phải là thời điểm để ăn kiêng giảm cân, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tăng cân quá mức.
  • Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ. Chế độ ăn quá ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giữ cho túi mật của bạn và thai nhi khỏe mạnh.
  • Tiêu thụ chất béo phù hợp. Chất béo không bão hòa đơn và chất béo omega-3 giúp ngăn ngừa sỏi mật, trong khi thực phẩm giàu chất béo bão hòa có xu hướng thúc đẩy sự hình thành của sỏi mật.
  • Cắt giảm đường và carbohydrate tinh chế khác. Đường và các sản phẩm làm từ tinh bột tinh chế - chẳng hạn như các loại bánh mì trắng, mì ống, bánh quy và khoai tây chiên,... - làm tăng nguy cơ sỏi mật. Chúng cũng chứa hầu hết là calo rỗng, đây không phải là thứ bạn thực sự cần trong thời kỳ mang thai.
  • Quản lý bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có mức chất béo trung tính cao và cả hai tình trạng này đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm soát bệnh tiểu đường khi bạn đang mang thai.

Để  tránh sỏi mật khi mang thai, bạn có thể chỉ cần thực hiện một số điều chỉnh nhỏ trong thói quen của bạn. Nhưng hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn hoặc đang xuất hiện bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào trong thai kỳ.

Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm