Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng cấp tính của bệnh Tiểu đường

Hệ lụy của bệnh tiểu đường chính là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí dẫn tới tử vong. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh tiểu đường là một sự mong mỏi không chỉ riêng người bệnh, gia đình mà toàn xã hội.

Bệnh đái tháo đường xếp vào tốp đầu những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, cũng giống như bệnh ung thư hay HIV/AIDS, đái tháo đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, chỉ đến khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng, nên việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt điều đáng sợ nhất là những biến chứng của bệnh tiểu đường.

1. Tăng đường huyết

Hôn mê do nhiễm toan ceton – thường gặp ở tiểu đường typ 1

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường typ 1, insulin là thuốc điều trị bắt buộc và không thể thiếu. Khi insulin thiếu, glucose không vào được tế bào để tham gia chu trình chuyển hóa, cuối cùng dẫn đến acetyl coA (sản phẩm của quá trình thoái biến từ acid béo) không thể đi vào chu trình Krebs được mà phải chuyển thành ceton, khiến nồng độ ceton tăng cao trong máu.

Nhiễm toan ceton có thể xảy ra khi nhiễm trùng, căng thẳng, hoặc chấn thương làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể. Ngoài ra, không đủ liều insulin cũng là một yếu tố nguy cơ. Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi chua.

Hôn mê do nhiễm toan ceton ở bệnh nhân tiểu đường typ 1

Khi đó phải ngay lập tức cấp cứu tại một cơ sở y tế chuyên khoa, điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch bù nước, và điện giải, đồng thời tiêm insulin. Nếu được cấp cứu kịp thời, đường huyết sẽ nhanh chóng ổn định, bệnh nhân có thể phục hồi khá tốt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, thậm chí tử vong. Trong trường hợp nhiễm toan ceton do các bệnh nhiễm trùng, sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

Hôn mê do tăng đường huyết ở tiểu đường typ 2

Ở những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, các yếu tố như stress, nhiễm trùng, và một số loại thuốc (như corticosteroids) cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Mức đường máu cao kèm theo mất nước làm gia tăng độ thẩm thấu, tình trạng này có thể ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến hôn mê (hôn mê thẩm thấu), thường xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi. Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, cần lập tức điều trị ngay với truyền dịch tĩnh mạch và insulin.

Hôn mê thẩm thấu thường gặp ở tiểu đường typ 2, ở những bệnh nhân lớn tuổi có tổng thể bệnh nặng hơn, nên các biến chứng và tỷ lệ tử vong trong hôn mê thẩm thấu sẽ cao hơn trong nhiễm toan ceton.

2. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường (glucose) trong máu thấp bất thường (thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl). Các triệu chứng hay gặp là toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi, run, lo âu, mờ mắt, nhức đầu, cáu kỉnh. Nếu không điều trị, lượng đường trong máu bị thấp có thể dẫn đến hôn mê, co giật, và trong trường hợp xấu, gây chết não (do glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của não) dẫn đến tử vong, thường xảy ra khi đường huyết < 40 mg / dl.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mức đường trong máu thấp là sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết. Đôi khi, hạ đường huyết có thể là kết quả của việc thiếu calo hoặc vận động gắng sức quá mức.

Để điều trị hạ đường huyết, nên sử dụng một nguồn glucose hấp thụ nhanh chóng. Bao gồm các đồ uống có chứa glucose, chẳng hạn như nước cam, nước giải khát, hoặc glucose viên với liều 15-20 gram (tương đương với nửa ly nước trái cây). Nếu bệnh nhân bị bất tỉnh, có thể sử dụng glucagon bằng cách tiêm bắp.

Glucagon là một hormone gây giải phóng glucose từ gan. Glucagon được coi như một phao cứu sinh, và mỗi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã có tiền sử của hạ đường huyết (đặc biệt là những người dùng insulin) nên có một bộ glucagon. Gia đình và bạn bè của những người bị bệnh tiểu đường cần phải được dạy làm thế nào để quản lý và sử dụng glucagon, vì rõ ràng là bệnh nhân sẽ không thể tự làm điều đó trong một tình huống khẩn cấp.

Theo CBTĐ
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm